Tháng 2/2022, XK tôm Ecuador sang Mỹ đạt hơn 15.000 tấn, trị giá 109 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và 62% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hai tháng đầu năm nay, XK tôm Ecuador sang Mỹ đạt gần 30.000 tấn, trị giá 208 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 61% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021, Ecuador gấp đôi lượng tôm XK sang Mỹ với giá trị XK đạt 1,3 tỷ USD.
Trước đại dịch Covid-19, ngành tôm của Ecuador tập trung vào lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, chủ yếu XK sang Trung Quốc tuy nhiên sau đó, Ecuador chịu tác động nặng nề bởi lệnh cấm NK của Trung Quốc do Trung Quốc lo ngại viruscorona trên bao bì sản phẩm. Điều này buộc ngành tôm của Ecuador đẩy mạnh XK sang các thị trường khác như Mỹ. Bắt đầu từ năm 2021, Ecuador đã lên kế hoạch tập trung và tăng thị phần trên thị trường Mỹ bằng các phân khúc sản phẩm được Mỹ ưa chuộng và có nhu cầu cao.
Tôm thịt là sản phẩm tôm được ưa chuộng nhất ở Mỹ, chiếm 2/3 tăng trưởng NK tôm của Mỹ. Năm 2021, NK sản phẩm này của Mỹ đạt 416.433 tấn so với 305.783 tấn được NK trong năm 2019. Ecuador là nguồn cung lớn thứ hai mặt hàng này cho Mỹ sau Ấn Độ với 74.131 tấn.
Các mặt hàng tôm còn vỏ là sản phẩm được NK nhiều thứ 2 vào Mỹ, với tổng giá trị NK đạt 275.002 tấn năm 2021, tăng từ 244.540 tấn NK trong năm 2019. Ecuador là nguồn cung có mức tăng trưởng ổn định nhất, trở thành nhà cung cấp lớn nhất đối với các sản phẩm tôm còn vỏ. Mức tăng trưởng này đưa Ecuador lên vị trí thứ hai về cung cấp tôm nói chung cho Mỹ, thay thế Indonesia.
Ecuador tăng gấp đôi lượng xuất khẩu các sản phẩm tôm còn vỏ lên 101.490 tấn năm 2021, chiếm 37% tổng NK mặt hàng này của Mỹ, tăng 21% so với năm 2019. Trong phân khúc sản phẩm này, Ecuador đã ghi nhận tăng trưởng tốt hơn Ấn Độ. Tỷ trọng NK sản phẩm này từ Ấn Độ vào Mỹ giảm từ 35% năm 2019 còn 22% năm 2021.
Ecuador đang tìm kiếm thị trường ngách với các sản phẩm tôm không phải là thế mạnh của Ấn Độ. Đối với sản phẩm tôm bóc vỏ, các cỡ tôm phổ biến nhất ở Mỹ là cỡ 21/25 (59.661 tấn), cỡ 31/40 (46.335 tấn), 26/30 (43.667 tấn) và 15/20 (43.434 tấn). Ecuador khẳng định vị thế là nhà cung cấp lớn nhất đối với nhóm tôm cỡ nhỏ - vừa (31/40, 41/50, 51/60, 61/70 và dưới 70). Từ năm 2019, khối lượng NK từ Ấn Độ và Indonesia không tăng, trong khi NK từ Ecuador tăng, đặc biệt là đối với tôm cỡ vừa và nhỏ (31/40 và 41/50), tăng 72% và 42%, chiếm lần lượt 58% và 66% tổng NK của Mỹ.
Năm 2022 dự kiến sản lượng tôm Ecuador tiếp tục vượt ngưỡng 1 triệu tấn/năm, XK tôm của Ecuador cũng dự báo tiếp tục tăng so với năm 2021 trong bối cảnh doanh số bán lẻ tăng, dịch vụ thực phẩm đang dần trở lại bình thường. Mỹ vẫn được ngành tôm Ecuador xác định là thị trường chiến lược và có kế hoạch tập trung đẩy mạnh XK.
Một số thị trường NK tôm của Ecuador, T1-T2/2022 (Nguồn: CNA) |
||||
Thị trường |
KL (tấn) |
GT (triệu USD) |
Tăng, giảm % (KL) |
Tăng, giảm % (GT) |
Trung Quốc |
83.772 |
524 |
163 |
245 |
Mỹ |
29.542 |
208 |
24 |
61 |
Tây Ban Nha |
7.872 |
48 |
35 |
70 |
Pháp |
6.249 |
40 |
9 |
32 |
Italy |
6.249 |
40 |
78 |
122 |
Nga |
3.411 |
21 |
-40 |
-19 |
Tổng |
154.920 |
1.002 |
50 |
90 |
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn