CPTPP
Hiện nay, CPTPP vẫn là khối thị trường XK hàng đầu của các DN tôm Việt Nam. 5 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm sang khối này đạt 383,4 triệu USD, tăng 11,8%, chiếm 28,8% tổng giá trị XK tôm. Trong đó, Nhật Bản là thị trường NK tôm và sản phẩm tôm sú nói riêng lớn nhất với tổng giá trị XK đạt 230,7 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong 5 tháng đầu năm 2021, XK tôm sang thị trường Australia tăng mạnh 79,2%, đạt hơn 71,8 triệu USD. Riêng tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 17,14 triệu USD, tăng gần 144%.
Mỹ - EU
Cho tới nay, XK tôm sang hai thị trường này vẫn khá ổn định và tăng trưởng tốt. Cả hai thị trường này đều tăng cường NK tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam.
Nửa đầu năm nay, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu, tôm thẻ thịt hấp, chế biến, chiếm gần 47% giá trị sang Mỹ với giá trung bình từ 10,15 – 11,5 USD/kg. Sản phẩm XK lớn thứ hai là tôm tẩm bột tempura, chiếm 16,5% với giá XK TB 10,5 – 10,65 USD/kg. Tôm thẻ đông lạnh (HS03061721) chiếm 15% với giá trị với giá XKTB từ 9,6 – 9,8 USD/kg. Hiện Việt Nam là 1 trong 4 nguồn cung tôm lớn nhất cho thị trường Mỹ (cùng với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia). Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, sản phẩm tôm Việt Nam đang cạnh tranh khá tốt tại Mỹ. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang thị trường này đạt 294 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020.
Cho tới nay, sản phẩm tôm chân trắng liên tục tăng thị phần ở EU do giá bán thấp hơn so với tôm sú, doanh số bán tăng nhanh hơn so với mức trung bình. Mặc dù năm 2020, bức tranh NK tôm của Châu Âu không mấy khả quan với ngành tôm toàn cầu do NK giảm vì COVID-19. Tuy nhiên, kể từ đầu năm nay, nhu cầu tiêu thụ tôm, đặc biệt là tôm chân trắng của nhiều nước Châu Âu đã tăng trở lại. Tính tới hết tháng 5/2021, giá trị XK tôm sang EU đạt 201,3 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị XK sang Đức đạt 53,9 triệu USD, tăng 34%; sang Hà Lan đạt 51,7 triệu USD, tăng 13,8%; sang Bỉ đạt gần 33,5 triệu USD, tăng 14,2% và sang Pháp đạt 18,4 triệu USD, tăng 8,6%.
Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm nay, giá trị XK sang một số thị trường lớn khác như Hàn Quốc; Anh, Đài Loan và Nga cũng tăng trưởng khá tốt với mức tăng lần lượt là: 1,2%; 14,9%; 16,2% và 72,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Sáng 17/4 tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư – Sở Nông nghiệp và Môi trường Tp Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, XK cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra QI/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với QI/2024.
(vasep.com.vn) Ngày 10/4/2025, Hiệp hội VASEP đã phát hành công văn số 50/CV-VASEP gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng liên quan, khẩn thiết đề xuất các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thủy sản vượt qua khó khăn sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, xuất khẩu thủy sản của Argentina đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục hàng tháng vào tháng 2, nhờ doanh số bán mực illex tăng mạnh.
(vasep.com.vn) Bang Mississippi đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc thủy sản, cho biết sản phẩm được nhập khẩu hay đánh bắt từ Vịnh Mexico.
(vasep.com.vn) Hoa Kỳ đã nhập khẩu 64.145 tấn tôm, trị giá 530,9 triệu USD trong tháng 2/2025, tăng 8% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với 59.668 tấn trị giá 456,5 triệu USD đô la được nhập khẩu vào tháng 2/2024, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
(vasep.com.vn) Các nhân viên thực thi pháp luật của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) hiện đang sử dụng thiết bị phản ứng chuỗi polymerase (PCR) nhanh mới để hỗ trợ giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá haddock đông lạnh bỏ đầu và moi ruột (H&G) đang có dấu hiệu giảm nhẹ vì các nhà chế biến tại Trung Quốc ngừng mua nguồn cung từ Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Gabriel Luna, người nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp, đã trao đổi về tình hình hiện tại của ngành tôm Ecuador, đồng thời đề cập đến những thách thức gần đây do mức thuế quan mới của Hoa Kỳ gây ra.
(vasep.com.vn) Năm 2024 là một năm “bùng nổ” với ngành cá ngừ Ecuador với kim ngạch XK đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), xuất khẩu cá ngừ của Ecuador năm 2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2023. Trong đó, cá ngừ đóng hộp chiếm tới 94 tổng kim ngạch XK của nước này.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn