Christian Chramer, Giám đốc điều hành của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) cho biết: “Trong hai tháng liên tiếp, xuất khẩu cá hồi vượt quá 10 tỷ NOK về giá trị. Tuy nhiên lạm phát thực phẩm cao và chi phí tăng, đẩy giá cả lên cao trong toàn bộ chuỗi giá trị. Giá cao và sức mua thấp ở Ý, cùng với những yếu tố khác, là thách thức đối với xuất khẩu cá nổi.
Nhìn chung, nhiều loài hải sản xuất khẩu với khối lượng thấp hơn so với một năm trước, NSC lưu ý. Điều này làm giảm doanh thu khoảng 900 triệu NOK so với tháng 11 năm ngoái. Năm nay cũng là một năm nhiều thách thức đối với các loài và chủng loại đánh bắt tự nhiên.
Về mặt tích cực, doanh số bán thủy sản sang Mỹ tăng mạnh do người tiêu dùng được hưởng lợi từ đồng tiền mạnh hơn. Doanh số bán cá hồi của Na Uy sang Mỹ tăng 87% so với cùng kỳ năm ngoái lên 431 triệu NOK. Khối lượng xuất khẩu cá hồi tăng lên 6.393 tấn trong tháng, cao hơn 30% so với cùng tháng năm ngoái. Na Uy đã xuất khẩu 125.234 tấn cá hồi trị giá 10,1 tỷ NOK trong tháng 11, tăng 2,2 tỷ NOK, tương đương 28%, so với tháng 11 năm ngoái. Khối lượng xuất khẩu giảm 1% so với tháng 11 năm ngoái.
Xuất khẩu cá hồi Đại Tây Dương chiếm phần lớn doanh thu xuất khẩu của Na Uy, với doanh số bán cá tăng 28% lên 10,1 tỷ NOK, tương đương 70% tổng doanh thu của cả nước
Paul T. Aandahl, nhà phân tích hải sản của NSC cho biết, sự tăng trưởng tại thị trường Mỹ nhờ nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch corona, đồng thời, nguồn cung từ một số quốc gia cạnh tranh giảm. Đồng đô la Mỹ mạnh so với đồng euro cũng đóng góp tích cực vào kết quả xuất khẩu. Tuy nhiên, chiến tranh và tình trạng bất ổn cũng đã gây áp lực lên thị trường cá hồi
"Chúng tôi thấy rằng tiêu thụ cá hồi tại nhà đang giảm ở các thị trường quan trọng nhất của Na Uy. Dù điều này đã được bù đắp bằng việc nhiều người đi ăn ngoài hơn sau khi các hạn chế về corona được dỡ bỏ, lạm phát ảnh hưởng lớn đến sức mua người tiêu dùng. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lượng tiêu thụ cá hồi." Chramer nói.
Xuất khẩu cá trích tháng 11 sụt giảm
Sự sụt giảm hàng năm lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản của Na Uy được ghi nhận ở cá nổi. Mặc dù tháng 11 là tháng đánh bắt tốt cá trích, với tổng sản lượng 162.000 tấn, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng doanh số và khối lượng xuất khẩu lại giảm.
Na Uy đã xuất khẩu 43.884 tấn cá trích trị giá 577 triệu NOK trong tháng 11, giảm 98 triệu NOK, tương đương 15% so với tháng 11 năm ngoái, trong khi khối lượng giảm 24%. NSC cho biết xuất khẩu cá trích giảm là do trong lịch sử, rất nhiều cá trích đã được chế biến thành bột và dầu. Sự sụt giảm này là do thị trường tiêu thụ cá trích có phần bão hòa dẫn đến giá bán trực tiếp thấp hơn trong khi giá bột mì và dầu đã ở mức kỷ lục.
Đây cũng là một tháng đầy thách thức đối với cua hoàng đế sau khi nguồn cung từ Nga tăng lên. Josefine Voraa, giám đốc ngành thủy sản có vỏ của NSC cho biết: “Nguồn cung cua huỳnh đế đỏ Nga ở châu Á tăng lên, nhu cầu đông lạnh ở Mỹ và châu Âu thấp hơn đã khiến khối lượng xuất khẩu giảm 32% trong tháng 11.”
Xuất khẩu cá tuyết tươi Na Uy có sự tăng trưởng
Doanh số cá tuyết cao hơn
Xuất khẩu cá tuyết tươi Na Uy có sự tăng trưởng. Trong tháng 11, Na Uy đã xuất khẩu 2.945 tấn cá tuyết tươi với giá trị 178 triệu NOK. Giá trị tăng 53 triệu NOK, tương đương 43% so với tháng 11 năm ngoái, trong khi khối lượng tăng 13% so với cùng kỳ.
Doanh số bán cá tuyết tươi mạnh hơn nhờ khối lượng kỷ lục cá tuyết nguyên con nuôi trong một tháng, với 28 triệu NOK. Eivind Hestvik Braekkan, nhà phân tích hải sản tại NSC cho biết: “500 tấn cá tuyết nuôi đã được xuất khẩu sang 17 quốc gia trong tháng 11, Tây Ban Nha là thị trường lớn nhất.”
Mặt khác, lượng cá tuyết cập bến thấp hơn đã góp phần làm giảm khối lượng xuất khẩu hàng đông lạnh trong tháng 11. Trong tháng 11, Na Uy đã xuất khẩu 4.024 tấn cá tuyết đông lạnh trị giá 234 triệu NOK, giảm 116 triệu NOK, tương đương 33% so với tháng 11 năm ngoái. Khối lượng giảm 50%.
Khối lượng xuất khẩu giảm ở tất cả các thị trường chính, trong đó giảm mạnh nhất là Ba Lan. Tháng này, xuất khẩu sang Indonesia tăng đáng kể nhất, với giá trị xuất khẩu là 9 triệu NOK. Trong ba tháng qua, Na Uy đã xuất khẩu tổng cộng 450 tấn cá tuyết nguyên con đông lạnh sang Indonesia.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng khai thác hải sản của Peru đạt hơn 3,6 triệu tấn, tăng từ 3,5 triệu tấn trong cùng kỳ năm trước.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn