Trong 5 tháng đầu năm, Mỹ đã xuất khẩu 980 tấn sò điệp, trị giá 23,5 triệu USD. Theo dữ liệu cập nhật từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), mức giá trung bình của mặt hàng này trong năm 2022 là 23,96 USD/kg - giảm 18% về khối lượng và 7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, trong đó mức giá trung bình tăng 14%. Liên minh châu Âu là thị trường xuất khẩu sò điệp hàng đầu của Mỹ. Trong 5 tháng đầu năm nay, các quốc gia trong khối này đã mua 418 tấn sò điệp từ Mỹ trị giá 10 triệu USD, tăng 12% về khối lượng và hơn 24% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu sò điệp lớn thứ hai của Mỹ - Canada, nhập khẩu chỉ 305 tấn, trị giá 7,5 triệu USD, giảm 45% về khối lượng và 37% về giá trị. Dữ liệu xuất khẩu sò điệp sẵn có trong tháng gần đây nhất - tháng 5, cho thấy xu hướng giảm tương tự cả về khối lượng xuất khẩu và cả giá trị. Tháng 5/2022, Liên minh châu Âu chỉ nhập khẩu 150 tấn sò điệp, trị giá 3,8 triệu USD từ Mỹ, giảm 21% về lượng và 13% về trị giá so với tháng 5/2021. Tương tự cũng trong tháng này, Canada nhập khẩu 78 tấn, trị giá 3,8 triệu USD, ít hơn 38% về lượng và giảm 36% về giá trị so với tháng 5/2021. Dữ liệu mới cập nhật của NOAA cho thấy xu hướng xuất khẩu sò điệp của Mỹ giảm trong 6 năm liên tiếp. Năm 2016, Mỹ đã xuất khẩu 8.271 tấn sò điệp, trị giá 149,5 triệu USD, nhưng con số đó vẫn tiếp tục giảm cho đến nay. Theo NOAA, trong ba tháng đầu của mùa sò điệp Đại Tây Dương năm 2022, nông dân Mỹ đã thu hoạch được gần 13 pao, thấp hơn 21% so với mức 16 triệu pao ghi nhận trong ba tháng đầu năm 2021. Một nguyên nhân của sự sụt giảm này là Điều chỉnh Khung 34 mà NOAA công bố cuối tháng 3. NOAA công bố sẽ giảm số lượng khu vực nuôi sò từ bốn xuống còn ba, bên cạnh đó giảm khối lượng chuyên chở tối đa từ 18.000 pao xuống 15.000 pao mỗi chuyến. Hội đồng quản lý nghề cá New England - tổ chức đã khuyến nghị các quy tắc cùng NOAA, quyết định giữ số ngày trên biển cho phép trong một tháng ở mức 24 ngày cho mỗi tàu. Kết quả là, đội đánh bắt sò chính của Mỹ - chiếm khoảng 95% tổng sản lượng đánh bắt - dự kiến sẽ đánh bắt được 29,8 triệu pound (13.497 tấn) sò điệp trong vụ mùa 2022 (kết thúc vào ngày 31/03/2023), thấp hơn 19% so với 36,6 triệu pound (16.601 tấn) thu hoạch được trong vụ mùa 2021. Theo NOAA, sau 3 tháng, việc thu hoạch sò điệp chỉ đạt 42% so với sản lượng đề ra trong năm. Giá sò điệp cũng ghi nhận mức giảm. Mức giá trung bình cho cồi sò điệp Mỹ - kích thước phổ biến nhất - ở các buổi đấu giá hải sản tại New Bedford, Massachusettstrong tuần 27 năm 2022 (04/07/2022- 10/07/2022) là 11,42 USD/pao, giảm 55% so với mức trung bình 25,61 USD/pao trong tuần 52 (ngày 27/12/2021 – 02/01/2022). Do lượng hàng nội địa giảm, Mỹ đã tiếp tục tăng cường nhập khẩu sò điệp. Trong 5 tháng đầu năm, nước này đã nhập khẩu 13.949 tấn sò điệp, trị giá 208,8 triệu USD - tăng 33% về khối lượng và 74% về giá trị so với 5 tháng đầu năm 2021. Một yếu tố nữa dẫn đến sự gia tăng sự sụt giảm xuất khẩu sò điệp của Mỹ là tỉ giá hối đoái. Đồng đô la Mỹ mạnh lên đồng nghĩa với sức mua yếu hơn cho các nhà nhập khẩu ở các nước khác. Ví dụ vào 18/7/2022, 1 đô la Mỹ tương đương 0,99 EUR, tăng khoảng 13% trong 6 tháng và 138,22 JPY, tăng khoảng 22% so với cùng kỳ.
Mỹ Hạnh (Theo undercurrentnews)
Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
(vasep.com.vn) Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính, bao gồm tôm đông lạnh, cá tuyết, cá minh thái và bào ngư vào năm 2025 để thích ứng với sự sụt giảm kinh tế trong nước.
(vasep.com.vn) Grupo Carapitanga, một trong ba nhà sản xuất tôm lớn nhất Brazil, đang nhắm đến lĩnh vực bán lẻ trong nước đang nổi lên của đất nước này và tìm hiểu các cơ hội trên thị trường quốc tế khi tìm cách tăng doanh số bán hàng.
(vasep.com.vn) Morocco đã công bố hạn ngạch đánh bắt bạch tuộc cho vụ đông năm 2025 với mức tăng đáng kể là 23,6% so với năm 2024. Chính quyền nước này đã đặt ra hạn ngạch ở mức 28.800 tấn.
Với việc chiếm hơn 10% thị phần trong ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, Sao Mai Super Feed đã khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu, góp phần quan trọng trong sự phát triển của ngành cá tra và nâng tầm sản phẩm cá tra Việt Nam trên trường quốc tế.
Lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được cấp phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan hiện đã tăng lên nhanh chóng.
(vasep.com.vn) Các nhà xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đã báo cáo số liệu kinh doanh không mấy khả quan trong năm 2024, mặc dù có kỳ vọng doanh số sẽ tăng cả về khối lượng và giá trị.
(vasep.com.vn) Trung Quốc và Anh tiếp tục đẩy EU ra khỏi thị trường cá tuyết đông lạnh của Na Uy trong tuần 51 (16-22/12/2024), vì hai nước này cùng nhau mua hơn 80% tổng lượng xuất khẩu, theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC).
Ngành công nghiệp logistic vốn có tính chu kỳ, trải qua nhu cầu tăng cao và sự phức tạp trong hoạt động trong một số giai đoạn nhất định. Bằng cách hiểu các mùa cao điểm này, bạn có thể lập kế hoạch và chuẩn bị để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khám phá năm giai đoạn cao điểm trong logistic vào năm 2025, cách chúng có thể tác động đến chuỗi cung ứng của bạn và các chiến lược để quản lý từng đợt cao điểm trong mùa cao điểm.
(vasep.com.vn) Chính phủ Greenland đã đặt tổng sản lượng đánh bắt được phép đối với cá bơn Greenland (halibut) ngoài khơi ở khu vực Tây Greenland vào năm 2025 là 16.503 tấn, duy trì giới hạn đánh bắt như năm trước, giám đốc bán hàng tại Nam và Đông Âu của Royal Greenland, Sore Eschen, cho biết.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn