Với kết quả tăng trưởng dương 17% so với nửa đầu năm 2020 thể hiện sự cố gắng nỗ lực của các DN XK cá tra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chưa phục hồi, tiêu thụ tại nước ngoài chưa nhiều biến chuyển.
Trung Quốc - Hồng Kông: 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 206,5 triệu USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tháng 6/2021, giá trị XK cá tra sang Trung Quốc giảm 11,3%. Có thể thấy rằng, nửa đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc không dễ. Cũng tương tự như các thị trường cung cấp thủy sản lớn, DN XK Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi Covid-19. Kể từ cuối tháng 5/2021, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc là Quảng Đông đã báo cáo về sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus.
Thủ phủ của tỉnh Quảng Châu là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi các thành phố khác như Phật Sơn, Thâm Quyến, Trạm Giang, Maoming cũng đã báo cáo các trường hợp dương tính. Cảng Trạm Giang, một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc đã thông báo tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ các nước sản xuất thủy sản lớn bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan, cùng với 8 quốc gia châu Á khác từ 20/6 đến 15/7/2021. Nửa đầu năm nay, các DN XK cá thịt trắng Trung Quốc cũng gặp khó khăn, do đó, lượng hàng cá thịt trắng cho XK tại Trung Quốc còn khá lớn.
Mỹ: Cuối tháng 6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với các lô hàng cá tra đông lạnh NK từ Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ ngày 01/8/2018 - 31/7/2019. Theo đó, hai DN XK cá tra sang thị trường này được hưởng mức thuế CBPG 0%. Đây là tin vui cho nhiều DN XK cá tra sang Mỹ. Trước đó, kể từ đầu năm nay, giá trị XK cá tra sang Mỹ đã từng bước hồi phục dần dần và tăng trưởng dương. Tháng 6/2021, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 34,4 triệu USD, tăng 68%. Tính đến hết tháng 6/2021, tổng giá trị XK sang thị trường này đạt 168,7 triệu USD, tăng 57,7% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo, trong quý tới, mức tăng trưởng dương này sẽ còn được duy trì.
CPTPP: Là thị trường XK lớn thứ 3, nửa đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra sang khối nước CPTPP tăng nhẹ 8,8%, đạt 108,4 triệu USD. Trong đó, nhiều DN đã tích cực chuyển hướng XK sang Mexico, Canada và Australia khi thị trường EU, ASEAN bị gặp khó. Tính đến hết tháng 6/2021, tổng giá trị XK sang Mexico đạt 37 triệu USD, tăng 78,3%; sang Canada đạt 18,1 triệu USD, tăng 17,7% và sang Australia đạt 15,4 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả lạc quan này chưa kéo dài được lâu thì muôn vàn trở ngại xảy đến với cá tra tại ĐBSCL. Hiện nay, cả người nuôi lẫn DN XK đều đang “ngồi trên đống lửa” vì lo phòng dịch Covid-19.
Theo phản ánh của các DN XK cá tra, hiện nay việc vận chuyển nguyên liệu từ vùng nuôi về nhà máy, vận chuyển hàng hóa đi Tp.Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn. Tuần trước, nhiều container hàng thủy sản bị ách tắc tại các chốt kiểm soát vì tài xế vận chuyển hàng phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Tới nay, cước vận tải biển quốc tế cũng đã tăng gấp 5-7 lần, trong khi đó, giá XK tại nhiều thị trường đứng im.
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn