Kể từ năm 2022, các tàu mới và nhà máy mới trên bờ chưa nhận được sự chấp thuận NK của EU. Đến năm 2028, hầu hết các đội tàu sản xuất phi lê trên biển được EU chấp thuận sẽ bị loại bỏ. Nếu không có gì thay đổi về mặt quy định của EU, thì đến năm 2028, sẽ dần dần sẽ bị loại bỏ.
Xuất khẩu cá thịt trắng sang EU có thể giảm xuống mức 0 trong 5 năm nếu không có gì thay đổi về phía quy định của EU. Ngày càng có nhiều cá minh thái của Nga dùng để tiêu thụ trong nước. Các luồng thương mại đang được chuyển hướng từ châu Âu sang châu Á.
Các tàu hoặc nhà máy không có giấy phép của EU về mặt kỹ thuật không thể xuất cá H&G đến Trung Quốc để chế biến rồi sau đó quay trở lại EU.
Vì vậy, khi Nga đóng tàu và nhà máy mới, hoạt động nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp sẽ bị ảnh hưởng.
Phi lê cá minh thái trực tiếp hoặc đông lạnh kép từ Trung Quốc đã chuyển đến Hoa Kỳ nhiều hơn tính tới tháng 7 năm nay.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết điều này cũng có thể là do khối lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Nga vào tháng 12 tăng mạnh sau khi ATQ được gỡ bỏ, khiến các nhà chế biến có thêm hàng tồn kho trong nửa đầu năm.
Ngoài ra, EU đang nhập khẩu khối lượng lớn phi lê cá tuyết cod và cá haddock trực tiếp từ Nga, cũng như các sản phẩm đông lạnh kép từ Trung Quốc sử dụng nguyên liệu thô H&G của Nga. Nga cũng là nhà cung cấp chính cá tuyết H&G để chế biến tại EU.
Ngoài ra, EC sau đó cũng đã loại Nga khỏi chương trình hạn ngạch thuế quan tự chủ (ATQ) đối với 0% nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến. Ngoài chương trình ATQ, các nhà nhập khẩu EU phải trả mức thuế 13,7% đối với phi lê có nguồn gốc từ Nga, cả đông lạnh kép và đông lạnh đơn.
Nếu không có giấy phép nào của EU được cấp cho các tàu thuyền và cơ sở này của Nga, RFC sẽ tập trung sản xuất surimi, cá H&G cũng cấp cho châu Á.
Cuốn Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản quý III/2024 của VASEP trình bày một bức tranh tổng quan về tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng đạt 7,2 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III, xuất khẩu thủy sản ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ 15%, đạt 2,8 tỷ USD, nhờ vào sự hồi phục tích cực từ nhu cầu và giá cả tại các thị trường trọng điểm như Mỹ và Trung Quốc, cùng với lợi thế cạnh tranh của sản phẩm giá trị gia tăng tại các thị trường khác như Nhật Bản và Australia.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho biết, năm 2025, các doanh nghiệp thủy sản Nga sẽ phải chịu thuế tăng thêm 8%. Đáng chú ý, tổng số tiền thu từ việc sử dụng các khu vực đánh bắt thủy sản dự kiến sẽ đạt 26 tỷ RUB (271 triệu USD) vào năm 2025, tăng so với 24 tỷ RUB của năm nay.
Với vị thế là nhà xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh Việt Nam lớn nhất sang Mỹ, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Thủy sản Vĩnh Hoàn, mã cổ phiếu VHC) được kỳ vòng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc tồn kho cá tra ở đây đang giảm mạnh.
Giá 1 kg tôm chỉ 20 USD nhưng 1 kg chitosan (chiết xuất từ tôm) có thể có giá 500 USD. Đây là bài toán của ngành chế biến thủy sản…
(vasep.com.vn) Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) dự đoán thị phần của sản phẩm thủy sản Nga tại EU sẽ giảm xuống chỉ còn 6,5% vào năm 2030, khi nguyên liệu thô được chuyển hướng sang châu Phi, châu Mỹ Latinh và Trung Đông.
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các quốc gia có thị phần xuất khẩu thủy sản lớn nhất đến Singapore với 3 quí liên tiếp duy trì vị trí số 5.
Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản báo kết quả tích cực trong quý III nhờ doanh số bán hàng tăng trưởng tích cực, thị trường xuất khẩu đón nhiều tin vui.
Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024 đảm bảo kế hoạch tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra sang Iraq liên tục ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay. XK cá tra sang nước này còn vượt Iran - quốc gia được coi là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông.
(vasep.com.vn) Hai chuyên gia từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã dẫn đầu các cuộc thảo luận kéo dài 1 tuần với Cơ quan quản lý tài nguyên nước quốc gia tại Thành phố Panama, Panama, theo một dự án do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm hỗ trợ việc thực hiện Thỏa thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) của FAO và các văn bản quốc tế bổ sung. Nhiệm vụ diễn ra từ ngày 23 – 27/9/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn