Việt Nam – EU: Thông qua EVIPA và tháo gỡ “thẻ vàng” thuỷ sản

Chính sách 08:47 20/05/2022 Bảo Ngọc
"Việt Nam mong muốn Hy Lạp cùng các nước khác trong EU sớm thông qua Hiệp định EVIPA, và xem xét tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam". Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị khi tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou, ngày 18/5.

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nồng nhiệt chào đón Tổng thống Hy Lạp thăm Việt Nam, chúc mừng bà Katerina Sakellaropoulou trở thành Tổng thống nữ đầu tiên của Hy Lạp - quốc gia có vị trí quan trọng ở châu Âu và đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà trên cương vị Tổng thống.

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ là bước tiến quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Hy Lạp, đáp ứng được nhu cầu và lợi ích của hai nước hiện nay.

Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của thời cổ đại, là cái nôi của triết học phương tây cũng như phong trào Olympic. Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và tích cực trong ASEAN và Hy Lạp là thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

 

Nhấn mạnh điều này, Chủ tịch Quốc hội hy vọng và tin tưởng việc tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai nước sẽ không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương mà còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU cũng như quan hệ hợp tác giữa Hy Lạp với ASEAN.

“Quốc hội Việt Nam ủng hộ việc tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt những lĩnh vực mà hai nước có thế mạnh như hợp tác về du lịch, văn hóa, giáo dục đào tạo, di sản. Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất của thời cổ đại và Việt Nam là một trong những tiêu biểu có nền văn minh lúa nước với lịch sử hơn 4.000 năm”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou bày tỏ niềm vinh dự lớn đến thăm Quốc hội Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hai nước cần thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, cần sớm tháo gỡ vướng mắc nhằm tiến tới ký kết các thỏa thuận song phương về hợp tác vận tải biển và tránh đánh thuế hai lần.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chân thành cảm ơn Hy Lạp là một trong những nước đầu tiên trong EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), và hy vọng hai nước tiếp tục tận dụng những lợi ích của hiệp định thương mại tự do này để sớm khôi phục mạnh thương mại sau tác động nặng nền của Covid-19.

“Việt Nam mong muốn Hy Lạp cùng các nước khác trong EU sớm thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA), xem xét tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề xuất Tổng thống Hy Lạp tiếp tục quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Hy Lạp, thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương của hai nước, nhất là quá trình kết nghĩa giữa hai thành phố Spartan và Huế.

Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou bày tỏ niềm vinh dự lớn đến thăm Quốc hội Việt Nam; cảm ơn Chủ tịch Quốc hội đã dành sự đón tiếp trọng thị dành cho cá nhân Tổng thống và Đoàn đại biểu cấp cao Hy Lạp.

Tổng thống Hy Lạp bày tỏ ấn tượng về truyền thống văn hóa, kiến trúc của Việt Nam, đặc biệt là vẻ đẹp của vịnh Hạ Long - nơi bà vừa có dịp đến thăm trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này và khẳng định, mặc dù Hy Lạp và Việt Nam xa cách về mặt địa lý song hai nước chia sẻ nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa cũng như trong các chính sách chung.

Hai nước cần tận dụng các tiềm năng và sức mạnh của EVFTA nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương.

Tổng thống Hy Lạp hy vọng rằng, chuyến thăm lần này của bà sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác hữu nghị nhiều mặt giữa hai nước. Tổng thống Hy Lạp đồng tình với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội rằng, có nhiều lĩnh vực mà hai nước có nhiều tiềm năng hợp tác như thương mại, du lịch, bảo tồn di sản…

Hai nước cần tận dụng các tiềm năng và sức mạnh của EVFTA nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương. Hy Lạp là nước đi đầu trong bảo tồn di sản trước tác động của biến đổi khí hậu. Tổng thống Hy Lạp cho rằng, hai nước có thể về hợp tác giáo dục, du lịch.

Tổng thống Hy Lạp bày tỏ hy vọng, hai nước sớm hoàn tất ký kết hai hiệp định hợp tác song phương về vận tải biển và tránh đánh thuế hai lần. Tổng thống Hy Lạp cũng nhấn mạnh, cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp và cộng đồng người Hy Lạp tại Việt Nam tuy không lớn nhưng là một cầu nối quan trọng, kết nối giữa người dân và hai nước, hai dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hy Lạp sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông.

Giới thiệu những nét sơ lược về vị trí, vai trò của Quốc hội Việt Nam, cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn, Tổng thống Hy Lạp ủng hộ hợp tác nghị viện trên cả bình diện song phương và đa phương.

Chủ tịch Quốc hội cảm ơn và mong muốn Hy Lạp sẽ tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vai trò trung tâm của ASEAN trong đối thoại, phối hợp xử lý các vấn đề.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tổng thống Hy Lạp chuyển lời mời sang thăm Việt Nam đến Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp trong thời điểm phù hợp. Chủ tịch Quốc hội chúc chuyến thăm của Tổng thống Hy Lạp và Đoàn thành công tốt đẹp.

Bảo Ngọc (Theo Diễn đàn Doanh nghiệp)

thao go the vang

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

Tưng bừng hàng giá trị gia tăng tại Triển lãm Barcelona

 |  08:23 25/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 23/04/2024, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 30 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Nhiều đơn vị chế biến và XK thủy sản của Việt Nam tham dự Triển lãm. Tại Triển lãm năm nay, các mặt hàng thủy sản chế biến sâu vẫn chiếm được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo khách tham gia Triển lãm.

Doanh nghiệp hải sản “đặc biệt quan tâm” Nghị định 37/2024/NĐ-CP mới ban hành

 |  08:47 24/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 4/4/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP (NĐ 37), có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, bổ sung một số điều của NĐ26/2019/ NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Ngày 5/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP (NĐ 38), có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nội dung của hai nghị định nêu trên có nhiều điểm mới, trong đó có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các DN XK thủy sản.

Các yêu cầu và biện pháp quản lý thuỷ sản sống xuất khẩu vào Trung Quốc

 |  08:29 24/04/2024

(vasep.com.vn) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, danh sách các cơ sở được phép XK Thủy sản sống của Việt Nam sang thị trường này có 62 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở được XK tôm sú/tôm thẻ, còn lại 46 cơ sở được XK cua và tôm hùm.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:26 24/04/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 837 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc & HK, Thái Lan và Nga là 6 thị trường NK nhiều nhất hải sản của Việt Nam trong giai đoạn này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC