Vì sao tôm sú Cà Mau chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng toàn thế giới?

Xuất nhập khẩu 08:35 03/01/2024
Nhiều năm nay, con tôm sú Cà Mau luôn chiếm vị trí đặc biệt trong ngành sản xuất tôm của Việt Nam và thế giới. Thậm chí, mặt hàng này của tỉnh có lúc đã cung cấp đến 1/5 tổng sản lượng toàn cầu.

Con tôm sú Cà Mau

Tôm sú Cà Mau ngon bổ đến mức nào?

Được thiên nhiên ưu đãi ban tặng, vùng đất Cà Mau có nhiều sản vật nổi tiếng: tôm, cua, cá đồng, tôm khô, cá khô… Nhưng nhiều người vẫn chưa biết rằng, con tôm sú Cà Mau mang về trăm triệu USD cho địa phương hàng năm, là nhờ chất lượng riêng biệt đặc trưng vốn có.

Tôm sú có tên khoa học Giant tiger prawn (ảnh tư liệu)

Tôm sú, có tên tiếng Anh: Giant tiger prawn; Tên khoa học: Penaeus monodon Fabricius, phân bổ tự nhiên khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản.

Tôm sú Cà Mau nặng 0,5kg nướng đút lò (Hoàng Nam)

Tôm sú sống chủ yếu ở nền đáy, ăn các loại thủy tảo. Trong tự nhiên, độ mặn, nhiệt độ và tỷ lệ hữu cơ trong nước phù hợp sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho con tôm sú sinh trưởng tốt và quyết định chất lượng con tôm sú. Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phải tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể tăng kích thước. Quá trình này thường tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể. Vì thế, trong điều kiện thổ nhưỡng của Cà Mau, con tôm sú đã tăng trưởng nhanh đạt chất lượng ngon do được hấp thu những tinh túy từ thiên thiên.

Món tôm sú nướng muối ớt giàu dinh dưỡng (Hoàng Nam)

Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng và hồ sơ Chỉ dẫn địa lý, thành phần trong tôm sú Cà Mau giàu chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, omega3, Vitamin B12… tập trung nhiều nhất ở thịt tôm. Những người sức khỏe kém cần bổ sung canxi, chất đạm, thì thực phẩm này là lựa chọn hàng đầu.

Tôm sú  là nguyên liệu chính trong rất nhiều món ăn của ẩm thực Âu -Á.

Anh Lâm Anh Tuấn, đầu bếp món Hoa ở Quận I TP Hồ Chí Minh cho biết, con tôm sú Cà Mau được xem là hải sản chính trong các món ăn Á-Âu do ngon rẻ, dễ tìm nhưng lại có độ dinh dưỡng cao phù hợp với các dạng đối tượng thực khách. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của mặt hàng này là không giới hạn.

Thương hiệu tạo nên nhờ địa lý

Vùng đất Cà Mau 3 mặt giáp biển, nhô ra từ thềm lục địa đón nhận phù sa từ những dòng hải lưu chảy qua. Được hệ thống rừng ngập mặn lưu giữ tích tụ, phù sa thấm vào nước - đất, tạo nên môi trường tự nhiên lý tưởng cho các loài tôm cua, giáp xác sinh trưởng.

Thu mua tôm sú hữu cơ vùng trồng lúa ST24 huyện Thới Bình Cà Mau (Hoàng Nam)

 Tháng 4/2023, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã công nhận Tôm sú Cà Mau là sản phẩm có chất lượng cao, và cấp Chỉ dẫn địa lý.

Nhiều năm nay, con tôm sú Cà Mau được sống và nuôi trên vùng đất ngập mặn ven biển, luôn có phù sa bồi đắp, nguồn nước không bị ô nhiễm, nên con tôm sú Cà Mau to con và có giá trị kinh tế cao. Không những vậy là loại thực phẩm đặc sản, ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe con người, được thị trường ở nhiều nước trên thế giới yêu chuộng ưa thích. Hàng chục năm nay, mỗi năm tỉnh Cà Mau sản lượng tôm sú nuôi đạt hàng trăm nghìn tấn, đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu mặt hàng tôm của tỉnh này.

Nuôi tôm sú hữu cơ tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn Cà Mau (Hoàng Nam)

Ông Nguyễn Tín Ngưỡng, chủ một doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản ở Đông Hải Bạc Liêu chuyên cho biết, ngay từ những năm 1990 khi xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn ở mức khiêm tốn, các bạn hàng Châu Âu đã chú trọng đặt hàng tiêu thụ con tôm sú Cà Mau. Thậm chí, một đối tác nhập khẩu là Cựu chiến binh Mỹ đã đặt mua hàng trăm tấn thời điểm đó, mà phải là con tôm sú Cà Mau. Khách hàng này kể, trong chiến tranh Việt Nam từng đóng quân ở vùng Cà Mau nên đã biết và thưởng thức chất lượng con tôm sú bản địa nơi đây. “Chúng to, ngon và ngọt hơn các nơi khác” – vị khách hàng này kể. Cứ như vậy, có thể hiểu vì sao con tôm sú Cà Mau ngày nay đã được nhiều tổ chức quốc tế cấp chứng nhận ASC, B.A.P, GlobalGAP, EU, Nuturland…, có mặt trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Khai thác tiềm năng ở thủ phủ tôm sú  

Do đặc điểm sinh học đặc trưng, nên con tôm sú không phải nơi nào chúng cũng phát triển, vì vậy sản lượng thương nghiệp toàn cầu của mặt hàng này không nhiều. Tháng 10/2023, tại TP Saint Jonhn tỉnh Brunswick Canada, ông Gorjan Nikolik, chuyên gia phân tích thủy sản của Rabobank chỉ ra rằng, năm 2024 tổng sản lượng tôm sú trên toàn cầu có thể tăng cao kỷ lục, đạt 600.000 tấn/ năm (hiện ở mức 500.000 tấn/năm) Chuyên gia này dự tính, quốc gia tiếp tục dẫn đầu sản lượng là Việt Nam với gần 200.000 tấn tôm sú/năm (chiếm 13/ sản lượng thế giới).

Tỉnh Cà Mau được xem là thủ phủ tôm sú của Việt Nam, khi đóng góp khoảng 1/6 vào sản lượng tôm sú toàn thế giới.

Tỉnh Cà Mau có 3 mặt giáp biển và có một vùng đất ngập mặn ven biển màu mỡ, rất thích hợp cho nghề nuôi tôm. Đến đầu năm 2017, tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất nuôi tôm (chủ yếu là con tôm sú) khoảng 266.000 ha. Trong đó, diện tích đất nuôi tôm công nghiệp 9.587 ha, đất nuôi tôm quảng canh cải tiến 90.552 ha. Những năm qua, con tôm sú được nông dân Cà Mau nuôi theo nhiều mô hình khác nhau như chuyên tôm, rừng - tôm, lúa - tôm, nuôi xen canh giữa tôm quảng canh truyền thống với cua, sò huyết, cá… nhưng dù ở mô hình sản xuất nào, tôm sú cũng đạt năng suất, sản lượng cao, bình quân từ 200-500kg/ha.

Diễn ra trung tuần tháng 12 vừa qua, Festival tôm Cà Mau 2023 cũng là một phần trong chiến lược phát triển con tôm Cà Mau của tỉnh nói chung, khẳng định hơn vị thế thủ phủ, dẫn đầu cả nước về con tôm sú nói riêng. Tại ngày hội này, lĩnh vực thu hút đông khách tham quan nhất vẫn là nơi giới thiệu công nghệ nuôi - chế biến - thị trường con tôm sú Cà Mau. Có thể khẳng định, sức hút của con tôm sú Cà Mau đối với người tiêu dùng vẫn luôn ngày càng tăng theo sự phát triển của kinh tế.

Theo báo Kinhtedothi

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhà chế biến surimi Nhật Bản bán thanh cua sản xuất tại Mỹ sang Trung Quốc

 |  08:54 05/11/2024

(vasep.com.vn) Để ứng phó với lệnh cấm của chính phủ Trung Quốc đối với các sản phẩm hải sản Nhật Bản vào tháng 9 năm ngoái, Sugiyo, một công ty chế biến surimi lớn của Nhật Bản, đang chuyển hướng bằng cách tiếp thị thanh cua, được sản xuất tại nhà máy ở Hoa Kỳ, sang thị trường Trung Quốc.

Việt Nam nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học biển, nguồn lợi thủy sản

 |  08:49 05/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Đa dạng sinh học của Liên hợp quốc lần thứ 16 (COP 16) được coi là bước đi quan trọng để thế giới tạo dựng "hòa bình với thiên nhiên".

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì tới cá tra Việt Nam?

 |  08:46 05/11/2024

(vasep.com.vn) Cá rô phi và cá tra là các loài cá thịt trắng được ưa thích trên thế giới vì giá cả hợp lý, thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, cá rô phi được tiêu thụ nhiều hơn so với cá tra. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cá rô phi lớn nhất cho thị trường này. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm nay, thị trường cá rô phi đang có sự thay đổi, cả về sức mua, nguồn cung và sức tiêu thụ.

MSC ra mắt sáng kiến mới thúc đẩy khai thác thủy sản bền vững

 |  08:45 05/11/2024

(vasep.com.vn) Chương trình mới của MSC có mục tiêu cuối cùng là giúp các ngư trường đạt được chứng nhận MSC. Sáng kiến này bổ sung cho các Dự án Cải thiện Ngư trường (FIP) hiện có.

Sản lượng tôm nuôi dự kiến đạt hơn 6 triệu tấn vào năm 2025

 |  08:38 05/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng tôm nuôi của Ecuador, Châu Á và Trung Quốc dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhẹ vào năm tới, trong khi Ấn Độ dự kiến sẽ phục hồi sau sự sụt giảm sản lượng trong năm 2023 và 2024.

Rabobank: Sản lượng cá chẽm và cá tráp Địa Trung Hải tăng trưởng chậm lại

 |  08:56 04/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi cá chẽm và cá tráp (seabass và seabream) ở Địa Trung Hải đang chậm lại sau nhiều năm tăng trưởng nhanh chóng, theo ông Gorjan Nikolik, nhà phân tích cao cấp của ngân hàng Hà Lan Rabobank.

EU thiết lập hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic vào năm 2025

 |  08:54 04/11/2024

(vasep.com.vn) EU đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cho Biển Baltic trong năm 2025. Các loài chủ chốt bị ảnh hưởng bởi thỏa thuận này bao gồm cá trích, cá tuyết và cá hồi.

Ngành tôm bứt tốc hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD

 |  08:53 04/11/2024

3 quý của năm 2024, sản lượng tôm nước lợ là hơn 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD. Trong khi mục tiêu ngành thủy sản đặt ra cho xuất khẩu tôm cả năm là 4 tỷ USD.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra giảm

 |  08:50 04/11/2024

Theo Sở NN&PTNT Vĩnh Long, hiện nay tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khăn, giá cá thương phẩm giảm, chi phí sản xuất tăng khiến người nuôi e ngại thả giống, diện tích nuôi cá tra giảm so cùng kỳ

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC