Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của Alaska, Lisa Murkowski và Dan Sullivan, và hai thượng nghị sĩ của Washington, Patty Murry và Maria Cantell, đã gửi một lá thư tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo yêu cầu bà tuyên bố “thảm họa” nghề cá liên bang đối với loài cua tuyết Biển Bering, mùa cua huỳnh đế đỏ Vịnh Bristol 2022-2023 và mùa cua huỳnh đế đỏ Vịnh Bristol 2021-2022. Báo cáo trích dẫn một ước tính từ chính quyền bang Alaska nêu thiệt hại từ việc đóng cửa ở mức 287,7 triệu USD (278,6 triệu EUR).
Báo cáo cho biết, tác động của thảm họa này sẽ không chỉ dừng lại ở ngư dân và doanh nghiệp tại Alaska và Washington, ảnh hưởng đến tiêu dùng trên khắp Hoa Kỳ và thế giới. Tác động đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, nhà cung cấp thiết bị, nhà máy đóng tàu và các doanh nghiệp khác sẽ còn lớn hơn. Cua huỳnh đế đỏ và cua tuyết là những mặt hàng có giá trị cao, nếu lệnh hủy bỏ hoàn toàn mùa cua đi vào thực thi nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản.
Nếu lệnh hủy bỏ hoàn toàn mùa cua đi vào thực thi nhiều doanh nghiệp sẽ phải đóng cửa hoặc phá sản.
Yêu cầu tuyên bố thảm họa nghề cá liên bang lần đầu tiên đến từ Thống đốc Alaska Mike Dunleavy vào ngày 21/10. Dunleavy và nhóm thương mại phi lợi nhuận đã yêu cầu tuyên bố thảm họa đối với mùa đánh bắt cua huỳnh đế đỏ ở Vịnh Bristol đã bị hủy bỏ vào tháng 9/2021.
Các cuộc khảo sát về Biển Bering của Alaska được thực hiện vào năm 2021 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về quần thể cua được xác định do hiện tượng cá chết mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích đầy đủ. Sẽ mất ít nhất bốn năm nữa để quần thể cua tuyết – còn được gọi là cua opilio – phục hồi đủ để phục vụ thu hoạch thương mại. Việc hủy bỏ một số cuộc khảo sát năm 2020 do Covid là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến hạn ngạch đánh bắt cua tuyết năm 2021 được đặt quá cao. Sự suy giảm nghiêm trọng trong quần thể đó có thể một phần là do nước ấm lên do biến đổi khí hậu, dẫn đến việc cua cần nhiều thức ăn hơn để duy trì quá trình trao đổi chất cao hơn hoặc bị động vật như cá tuyết ăn thịt.
Daly cũng lặp lại những lo ngại do Alaska Bering Sea Crabbers đưa ra về việc đánh bắt nhầm từ các tàu đánh cá, mà ông cho rằng có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh sản quan trọng. Trong giai đoạn 2022-2023, các tàu đánh cá đã đánh bắt không chủ đích 3,6 triệu con cua tuyết, 26.445 con cua huỳnh đế đỏ và 2,7 triệu con cua bairdi. Daly đề xuất thử nghiệm các lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn bằng lưới đánh cá, thời gian ngâm lâu hơn đối với cua và một loạt sửa đổi thiết bị như một biện pháp để giảm tình trạng đánh bắt nhầm cua.
Mark Casto, thuyền trưởng và chủ sở hữu tàu đánh bắt cua Pinnacle, đã kêu gọi giảm tổng số lượng cua được phép đánh bắt không chủ đích và hạn chế thời gian và địa điểm mà các tàu đánh cá được phép đánh bắt.
Trong một tuyên bố ngày 26/10, Giám đốc điều hành ABSC Jamie Goen đã kêu gọi các cơ quan quản lý của tiểu bang và liên bang có nhiều biện pháp để bảo vệ ngành cua của Alaska.
ABSC đã khuyến nghị các hành động để giúp quản lý và bảo tồn tốt hơn trữ lượng cua của Alaska cho Hội đồng quản lý nghề cá Bắc Thái Bình Dương trong nhiều năm… Những đề xuất này liên tục bị từ chối, ngay cả khi đối mặt với bằng chứng ngày càng tăng rằng những hành động này sẽ giúp ích cho trữ lượng cua. Nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ việc đấu tranh để xây dựng lại nguồn cung cua mà sinh kế của chúng tôi phụ thuộc vào.”
Lần đầu tiên trong lịch sử Alaska hủy đánh bắt mùa cua huỳnh đế và cua tuyết
Goen cho biết ABSC đã nộp đơn lại lên Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ để xin ủy quyền khẩn cấp các biện pháp bảo vệ cua huỳnh đế đỏ và môi trường sống của chúng. ABSC cũng đã kêu gọi chính phủ liên bang tăng tốc cung cấp cứu trợ tài chính cho nghề cá đã gặp sự cố như tình hình đang diễn ra ở Alaska – nói chung, phải mất khoảng hai đến năm năm để tài trợ cứu trợ nghề cá đến được với cộng đồng.
Trong thời gian tạm thời, ABSC đã bắt đầu chiến dịch GoFundMe nhằm quyên góp 50.000 USD (48.427 EUR) để hỗ trợ những ngư dân đánh bắt cua vua, cua tuyết và cua bairdi.
Thành phố St. Paul của Alaska, cũng đã thúc đẩy việc cung cấp cứu trợ tài chính nhanh hơn, vì thành phố này phải đối mặt với khoản thâm hụt ngân sách 2,7 triệu USD (2,6 triệu EUR) do thất thu thuế do đại dịch. Việc hủy mùa cua tuyết sẽ ảnh hưởng khả năng cung cấp các dịch vụ cơ bản của thành phố. Zavadil đã dẫn đầu nỗ lực tuyên bố tình trạng khẩn cấp chưa từng có về văn hóa, kinh tế và xã hội với mục tiêu thúc đẩy các quan chức chính phủ nhận ra mức độ nghiêm trọng của thách thức mà cộng đồng khai thác cua phải đối mặt.
Thùy Linh (Theo seafoodsource)
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.
(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.
(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn