Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Trung Quốc tuyên bố áp dụng mức thuế 34% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ bắt đầu từ ngày 10/4, nhằm đáp trả mức thuế 54% mới đây của chính quyền Tổng thống Trump đối với hàng Trung Quốc.
Bộ Tài chính Trung Quốc chỉ trích các biện pháp của Mỹ là “vi phạm quy tắc thương mại quốc tế” và nhấn mạnh các biện pháp đáp trả sẽ không có ngoại lệ, ảnh hưởng đến lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá khoảng 147,8 tỷ USD năm ngoái – bao gồm nông sản, nhiên liệu hóa thạch và chất bán dẫn.
Riêng ngành thủy sản, Trung Quốc đã nhập hơn 1 tỷ USD từ Hoa Kỳ trong năm 2024, chủ yếu phục vụ chế biến và tái xuất. Năm mặt hàng chủ lực gồm: tôm hùm (159 triệu USD), bột cá (141 triệu USD), cá bơn đông lạnh (139 triệu USD), cá hồi Thái Bình Dương (108 triệu USD) và mực (106 triệu USD).
Động thái này diễn ra sau hàng loạt biện pháp áp thuế lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới từ năm 2018. Khi đó, Mỹ bắt đầu áp thuế với hàng hóa Trung Quốc – trong đó có phi lê cá rô phi – còn Trung Quốc đáp trả bằng thuế lên tôm hùm Mỹ. Các biện pháp sau đó đã được điều chỉnh theo Thỏa thuận Giai đoạn Một, nhưng căng thẳng hiện đang gia tăng trở lại sau mức thuế 10% mà Trung Quốc công bố vào tháng 3 năm nay.
(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.
(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.
Thị trường Mỹ từng chiếm tới 50% doanh thu xuất khẩu, song từ năm 2015, Camimex đã cơ cấu lại toàn bộ chiến lược, chuyển trọng tâm sang thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Canada – những khu vực vẫn duy trì mối quan hệ thương mại ổn định và không chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ.
(vasep.com.vn) Quý đầu năm 2025, XK thủy sản của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Top 5 thị trường nhập khẩu đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Nga đang đẩy mạnh khai thác tôm tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với loại hải sản có vỏ này, cả trong nước lẫn quốc tế.
(vasep.com.vn) Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký lệnh gia hạn thêm một năm lệnh trừng phạt đối với Nga, lệnh đầu tiên được người tiền nhiệm Joe Biden áp đặt vào năm 2021 sau khi nổ ra chiến tranh Nga- Ukraine.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn