Việc giá cước tăng vọt và các vấn đề liên quan đến nguồn cung cá minh thái bỏ đầu, rút ruột (H&G) là các vấn đề hậu cần phát sinh do COVID-19 khiến các nhà chế biến Trung Quốc phải đóng cửa sớm. Thông thường, các nhà chế biến ở các trung tâm NK chính là Đại Liên và Thanh Đảo sẽ làm việc đến trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 1 tuần, tức là ngày 12/2/2021.
Cước vận chuyển đã tăng gấp đôi trong vài tháng qua và tăng gấp 6-7 lần so với mức giá cách đây 1 năm và không có dấu hiệu giảm. Theo nhiều nguồn tin, mức cước dao động từ 9.000-14.000 USD/container đang được báo giá trên thị trường giao ngay, tùy thuộc vào điểm đến là Châu Âu hay Mỹ.
Chi phí container tăng mạnh do các hãng tàu cắt giảm công suất do đại dịch. Thue Barfod, Giám đốc điều hành kinh doanh thủy sản của Maersk Line, hãng vận tải biển lớn của Đan Mạch “Cước vận chuyển đã lên mức hơn 10.000 USD cho các lô hàng trở về từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các hợp đồng dài hạn hơn với hiệu lực cả năm có mức thấp hơn mức cao nhất hiện tại dựa trên khối lượng hợp đồng cả năm và các cam kết. Các hợp đồng cả năm cũng tăng so với năm trước. Barford cho rằng cước vận chuyển sẽ không giảm mạnh trong thời gian ngắn do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Một Giám đốc điều hành lĩnh vực cá minh thái khác cho biết “Cước vận chuyển đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Những khách hàng quen được giảm giá một chút nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2019. Thậm chí, ngay cả khi sẵn sàng trả mức phí cao nhưng cũng không có sẵn thiết bị vận chuyển.
Tính toán trên một container 40 feet chứa khoảng 20 tấn phi lê cấp đông nhanh (IQF) và 27 tấn phile cấp đông 2 lần cho thấy: với việc các nhà máy chế biến của Trung Quốc bán với giá CFR bao gồm cả cước vận chuyển, một container trị giá 9.000 USD phải chịu chi phí vận chuyển ở mức cao 450 USD/tấn đối với sản phẩm phile IQF và 333 USD/tấn đối với cá block cấp đông 2 lần, nếu lấy mức cước cao nhất là 14.000 USD ở một số cảng, cước vận chuyển sẽ tương ứng là 700 USD/tấn và 518 USD/tấn.
Việc tăng cước vận chuyển ảnh hưởng đến lĩnh vực thủy sản hơn các lĩnh vực khác. Việc thủy sản được nhập dưới dạng nguyên liệu thô và sau đó được chế biến thêm khiến cho giá thành tính theo tấn tăng cao hơn.
Vấn đề đối với cá minh thái H&G
Ngoài chi phí vận chuyển các container ra khỏi Trung Quốc tăng mạnh, các nhà chế biến ở Đại Liên đang gặp vấn đề trong việc NK cá minh thái H&G và các nguyên liệu thô khác. Các tàu tramper – tàu không định tuyến hoặc không có lịch trình cố định của Nga, vẫn không thể chuyển cá minh thái H&G từ các tàu khai thác tới Đại Liên hoặc Thanh Đảo do dịch bệnh.
Đại Liên và Thanh Đảo vẫn đóng cửa đối với các tàu tramper. Do đó, nếu tình hình không được giải quyết trước khi bắt đầu sản xuất trở lại sau Tết Nguyên đán, mọi thứ có thể trở nên căng thẳng nhanh chóng.
Vấn đề với việc đưa sản phẩm H&G của Nga vào Trung Quốc là do nguồn hàng đã bị mắc kẹt trong các kho lạnh ở Trung Quốc do các biện pháp phòng chống coronavirus được áp dụng ở 2 thành phố cảng này. Hiện tại, Thanh Đảo và Đại Liên đã mở cửa về mặt kỹ thuật cho việc xuất NK các container, mặc dù Đại Liên đang tuân thủ các quy định phòng chống mới từ Chính phủ.
Vì vậy, nguyên liệu thô được vận chuyển trong các container chứ không phải các tàu tramper. Ví dụ như các tuyết và cá haddock từ phía Tây của Nga và Na Uy có thể NK vào đây được. Tuy nhiên, các công ty NK các container thủy sản để chế biến lại gặp phải sự chậm trễ đáng kể do việc kiểm tra và khử trùng coronavirus.
Ngoài ra, Đại Liên vừa ngừng NK thực phẩm đông lạnh để tiêu thụ trong nước, nhưng các container có thể được nhập vào nếu chúng phục vụ chế biến và tái xuất.
Một nguồn tin cho biết, hiện tại ở Đại Liên đang thiếu thiết bị để dỡ các container. Do đó, sẽ mất nhiều thời gian để lấy các container trở lại. Các container bị kẹt ở các cảng và sản phẩm chất đống. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và sẽ mất nhiều để xử lý.
Các nhà máy cũng đang đóng cửa ở Thanh Đảo, nhưng động thái này không phải là do thiếu nguyên liệu mà do người lao động được yêu cầu nghỉ Tết sớm để phòng chống dịch COVID-19. Việc đóng cửa sớm ở Đại Liên và Thanh Đảo đang gây lo lắng cho người mua. Một Giám đốc điều hành của một nhà cung cấp cá minh thái Nga cho biết: “Các khách hàng Mỹ và châu Âu đang cố gắng đưa nguyên liệu ra khỏi Trung Quốc vì lo sợ các nhà máy Trung Quốc đóng cửa. Các chuyến hàng ra khỏi Trung Quốc bị trì hoãn ồ ạt. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực trong ngành của chúng tôi và rất có thể sắp xảy ra gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng".
Tác động đến các nhà cung cấp Nga
Việc gặp khó tại các cảng của Trung Quốc là một nỗi lo lớn đối với các nhà cung cấp của Nga, những người mới bắt đầu khai thác hạn ngạch 1,06 triệu tấn trong biển Okhotsk do Hội đồng Quản lý Hàng hải (SOO) chứng nhận.
Giá sản phẩm cá minh thái đã bị tác động. Thông thường, giá H&G sẽ tăng vào tháng 12 do nguồn cung thiếu hụt và các nhà chế biến tìm cách tích trữ trước Tết Nguyên đán, nhưng trong năm 2020 giá đã giảm trong dịp cuối năm. Hiện tại, giá cá minh thái H&G cỡ 25cm trở lên ở mức khoảng 1.200 USD/tấn, giảm so với 1.400 USD tấn vào tháng 11/2020.
Giá cá minh thái H&G trước đây thường giảm vào tháng Giêng, do các nhà máy ít NK hơn trước tết Nguyên Đán và sản lượng khai thác của Nga tăng mạnh. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong tháng 12 là rất hiếm. Theo dữ liệu về giá của Undercurrent, mức giảm trong tháng 12 chưa từng thấy kể từ năm 2015.
Một Giám đốc điều hành của một công ty khai thác của Nga cho biết, xu hướng giá sẽ giảm sâu hơn nữa trong những tuần tới. Tuy nhiên, nếu những tàu tramper không thể cập cảng Đại Liên và Thanh Đảo các công ty của Nga có thể trì hoãn khai thác. Điều này có thể tạo ra sự “tăng vọt” về giá khi các nhà chế biến quay trở lại từ kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vào cuối tháng 2/2021.
Một Giám đốc điều hành của một công ty chế biến của Trung Quốc đồng ý với quan điểm này và cho rằng vấn đề nguồn cung H&G cho Trung Quốc đã được giải quyết. Giá H&G của Nga giảm do các vấn đề hậu cần. "Sau Tết Nguyên Đán, công nhân và nguyên liệu sẽ ở tình trạng ổn định. Nhu cầu với sản phẩm cấp đông 2 lần sẽ tăng mạnh, do đó giá H&G có thể tăng trở lại, các công ty có thể sẽ rất bận rộn vào tháng 2 và tháng 3/2021”.
Thương mại tàu tramper
Các công ty vận chuyển nguyên liệu thô trong các container gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên những công ty Nga còn khó khăn hơn do họ sử dụng tàu tramper để vận chuyển hàng hóa.
Tất cả cá minh thái H&G của Nga được chuyển từ các tàu đánh cá từ ngư trường sang những tàu tramper chứ không phải tại cảng. Do đó, những tàu này cần có sự quay vòng nhanh chóng từ những tàu tramper để dỡ hàng và quay lại ngư trường.
Sự chậm trễ tại cảng là một vấn đề ngay cả thời điểm cuối năm khi hoạt động khai thác diễn ra chậm. Tuy nhiên, sẽ là thảm họa trong suốt vụ A ở biển SOO khi phần lớn sản lượng khai thác được chuyển đi.
Các công ty Nga đang tìm cách XK H&G trên các tàu tramper đến cảng Busan của Hàn Quốc khi gặp các vấn đề ở Đại Liên và Thanh Đảo. Tuy nhiên, "Ban quản lý cảng Busan yêu cầu tất cả các thuyền viên phải kiểm tra âm tính trước khi dỡ bất kỳ thực phẩm đông lạnh nào. Điều này đang gây ra tình trạng tắc nghẽn cảng chưa từng có và chậm trễ trong các chuyến hàng”. Gửi các tàu tramper để dỡ hàng ở Vladivostok, một cảng lớn ở Viễn Đông Nga, cũng là một lựa chọn. Tuy nhiên, năng lực của cảng không bằng Đại Liên, Thanh Đảo hay Busan.
"Các công ty cá minh thái ở Bắc Thái Bình Dương đang xem xét các giải pháp thay thế, nhưng quy trình này phù hợp với việc sử dụng những tàu tramper, những tàu chỉ mất một quãng đường ngắn từ ngư trường để đến Đại Liên và Thanh Đảo. Nếu vận chuyển đến các vùng khác của Trung Quốc, Thái Lan hoặc Việt Nam, sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Giám đốc điều hành Maersk giải thích việc tăng giá cước
Tại sao giá cước lại tăng vọt? Có một số nguyên nhân như: Khi dịch COVID-19 xuất hiện, năng lực vận tải giảm. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng kinh tế dự kiến đã không thực sự xảy ra do các đề án hỗ trợ của Chính phủ và các công ty thích ứng nhanh với việc làm việc tại nhà.
“Mọi người không mất việc làm, họ làm việc trực tuyến. Do đó, thay vì chi tiêu vào các kỳ nghỉ hoặc đi ăn ở ngoài, họ mua hàng tiêu dùng; TV, đồ nội thất, quần áo, giày dép và hầu hết trong số đó đều lấy từ Châu Á. Vì vậy, các con tàu chất đầy hàng khô. Điều này diễn ra vào đợt cao điểm Giáng sinh trong Qúy 3 và Qúy 4, do đó cước vận chuyển tăng cao do thủy sản được vận chuyển cùng các mặt hàng khô”, Barfor cho biết.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn đang NK nhiều thịt lợn do sự thiếu hụt do dịch tả lợn châu Á. Điều này cũng làm chậm mọi thứ tại cảng.
(Theo undercurrentnews.com)
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn