Trump đề xuất mở rộng thuế quan đối với các sản phẩm từ Trung Quốc

Thị trường thế giới 15:55 21/06/2018 1368
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump tiếp tục trong cuộc chiến thương mại của ông với Trung Quốc, ra lệnh cho Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) mở rộng đáng kể danh sách hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế.

Động thái mới nhất làm tình hình căng thẳng hơn đối với hàng thủy hải sản NK từ Trung Quốc, đặc biệt cá rô phi và tôm có thể là các sản phẩm bị áp thuế tiếp theo.

Nhà Trắng vừa qua thông báo rằng họ yêu cầu USTR lập một danh sách trị giá 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để đạt mức thuế bổ sung 10% khi Trung Quốc công bố danh sách 545 mặt hàng Mỹ trị giá 50 tỷ USD XK chịu mức thuế 25%.

Ngoài ra, Tổng thống cũng xem xét việc hành động nhằm trị nạn ăn cắp công nghệ và hành vi buôn bán gian lận của Trung Quốc nếu họ đáp trả bằng hành động tăng thuế quan hơn đối với hàng hóa Mỹ, hứa sẽ theo đuổi mức thuế quan trên 200 tỷ USD các sản phẩm Trung Quốc.

Ông Trump cho biết, hành động mới nhất của Trung Quốc rõ ràng cho thấy quyết tâm nhằm đẩy Hoa Kỳ vào tình trạng luôn luôn bất lợi và không công bằng, được phản ánh trong sự mất cân bằng thương mại trị giá 376 tỷ USD đối với hàng hóa của Mỹ. Hành động tiếp theo phải được thực hiện để khuyến khích Trung Quốc thay đổi thực tiễn không công bằng đó, mở cửa thị trường sang hàng hóa của Hoa Kỳ và chấp nhận mối quan hệ thương mại cân bằng hơn với Hoa Kỳ.

Danh sách của Trung Quốc, trong đó bao gồm một tỷ USD giá trị của thủy hải sản Mỹ, là một sự trả thù cho động thái của Trump trước đó trong ngày để cập nhật danh sách 1.102 mặt hàng trị giá 50 tỷ USD bị áp thuế 25%. Các mức thuế trên đặc biệt ảnh hưởng đến ngành công nghiệp tôm hùm Mỹ.

Cả thuế quan của Mỹ và Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào ngày 6/7/2018.

Trong một tuyên bố tiếp theo được đưa ra, Robert Lighthizer, người đứng đầu văn phòng USTR, cho biết nhân viên của ông đang sắp xếp các mức thuế đề xuất theo hướng dẫn của Tổng thống.

Lighthizer cho biết ông ủng hộ hành động của Tông thống. Các mức thuế ban đầu mà Tổng thống yêu cầu USTR đưa ra là tương xứng và đáp ứng với việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ và trộm cắp tài sản trí tuệ của người Trung Quốc. Thật không may là thay vì loại bỏ những hành vi kinh doanh gian lận, Trung Quốc nói rằng họ dự định áp đặt thuế quan không công bằng nhằm vào công nhân, nông dân và DN Mỹ.

Tờ Washington Post đưa tin, động thái này đã khiến thị trường châu Á trượt giảm vào ngày 19/6/2018, với Thượng Hải giảm 3,78%, mức giảm lớn nhất trong hai năm và Thâm Quyến giảm 5,31%.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã gọi động thái là “tống tiền” và cảnh báo nếu Mỹ bỏ qua và công bố một danh sách mới, Trung Quốc sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp toàn diện mạnh mẽ về số lượng và mức độ nghiêm trọng cũng như sẽ chống lại.

Mối đe doạ về việc đặt thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc của Trump gần đạt mức trần, nhà báo thương mại cao cấp Politico, Doug Palmer, cho biết trong một bài báo được công bố vào cuối ngày 18/6/2018. Với tổng giá trị hàng hóa trị giá 450 USD, Mỹ sẽ áp thuế trên tất cả ngoại trừ 10% trong số hàng hóa trị giá 505 tỷ USD được NK từ Trung Quốc vào năm 2017.

Ngược lại, Palmer lưu ý, Mỹ chỉ XK khoảng 130 tỷ USD giá trị sản phẩm sang Trung Quốc trong năm 2017.

Nếu Mỹ bổ sung các sản phẩm thủy hải sản Trung Quốc vào danh sách áp thuế tiếp theo, Mỹ sẽ có danh sách dài các sản phẩm để lựa chọn. Theo dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, Mỹ đã NK 2,7 tỷ USD các sản phẩm thủy hải sản của Trung Quốc trong năm 2017 so với trị giá 1,3 tỷ USD thủy hải sản XK sang Trung Quốc. Chỉ Canada mới XK nhiều sản phẩm thủy sản sang Hoa Kỳ trong năm 2017 (trị giá 3,3 tỷ USD). Ngoài ra, Mỹ NK rất nhiều thành phẩm từ Trung Quốc từ cá hồi, cá tuyết cod và cá minh thái nguyên liệu mà Mỹ XK sang đây.

Các nhà NK cá rô phi và tôm từ Trung Quốc bị thiệt nhiều nhất. Mỹ đã NK 426 triệu USD cá rô phi và 335 triệu USD tôm trong năm 2017. Trung Quốc là nguồn cung cấp 75% lượng NK cá rô phi của Mỹ trong năm ngoái.

Nhưng một động thái như vậy vẫn sẽ nhân được sự ủng hộ của một số nhà lập pháp miền Nam, bao gồm thượng nghị sĩ John Kennedy, thuộc đảng Cộng hòa Louisiana, người đã gửi tới Trump ngày 17/4/2018 nhằm bổ sung tôm và tôm hùm từ Trung Quốc vào danh sách các mặt hàng cần được đánh thuế.

Kennedy cho biết, tôm và tôm hùm sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế cho ngành thủy sản Louisiana, nơi cung cấp thủy hải sản tốt nhất trên thế giới. Trong nhiều năm, các công ty Trung Quốc đã bán phá giá, kém chất lượng, các sản phẩm hải sản vào thị trường Mỹ và các ngành công nghiệp Louisiana đã phải chịu hậu quả.

Top 10 sản phẩm thủy sản XK nhiều nhất của Trung Quốc sang Mỹ năm 2017

Loài

Khối lượng (tấn)

Giá trị (USD)

Cá rô phi

133.726

426.438.024

Tôm (bao gồm tôm nước ấm và nước lạnh)

46.078

334.966.625

Cá tuyết cod

50.297

313.013.440

Cá hồi các loại

43.246

263.166,691

Mực

45.649

234.169.173

Cá ngừ

23.361

124.357.963

Sò điệp

8.349

70.223.455

Cá minh thái

27.940

67.897.018

Cá tuyết haddock

12.689

66.854.926

Ghẹ đỏ

3.396

55.502.670

Nguồn: NMFS

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/6/2018, Bart Oosterveld, Giám đốc chương trình kinh tế toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương, đã dự đoán chính xác rằng cuộc thương mại giữa chính quyền Trump và Trung Quốc có ít nhất một hoặc hai vòng nữa trong đó. Ông cho rằng chưa chắc một nghị quyết nào có thể đạt được trước ngày 6/7.

Bất cứ điều gì mà chính quyền Trump đưa vào danh sách hàng hóa Trung Quốc tiếp theo sẽ được lựa chọn cẩn thận. Bằng cách chọn hàng nông sản trong danh sách mới nhất của mình, Trung Quốc dường như đang nhắm vào cơ sở bầu cử của Trump.

Nhưng Oosterveld cho biết ông lạc quan rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận song phương vào cuối năm nay.

Ông cho rằng đây là một cách khác thường để thương lượng và tăng áp lực. 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC