Tổng quan ngành tôm Ấn Độ và sự thích nghi trong giai đoạn dịch Covid-19

Thị trường thế giới 14:00 06/07/2020
(vasep.com.vn) Ấn Độ có đường bờ biển dài 8.118 km trải dài 9 bang và 4 vùng lãnh thổ liên quan. Ngành nuôi tôm của Ấn Độ là một trong những ngành phát triển nhất và thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho Ấn Độ. Nhu cầu nguồn protein từ động vật tăng do dịch Covid không chỉ tạo ra sự chuyển dịch trong nền kinh tế toàn cầu mà còn ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của nhiều người tiêu dùng trên thế giới.

Diện tích nuôi tôm của Ấn Độ hiện đạt trên 176.000 ha trong đó khoảng 160.000 ha (91%) được dùng để  sản xuất tôm chân trắng và 14.080 ha (8%) dùng cho nuôi tôm sú và 1.760 ha (1%) dùng cho sản xuất tôm càng xanh.

Năm 2019, sản lượng tôm của Ấn Độ đạt 804.000 tấn, tăng 31% so với năm 2018 (615.692 tấn). XK tôm của Ấn Độ năm 2019 đạt 667.140 tấn, tăng 8% và chiếm 83% tổng sản lượng tôm của nước này năm 2019.

Trại ương giống

Theo Cơ quan Nuôi trồng Ven biển Ấn Độ (CAA), Ấn Độ có khoảng 311 trại ương tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh với công suất sản xuất hàng năm đạt 45 tỷ con tôm post. Khoảng 63.430 con tôm giống bố mẹ được NK vào Ấn Độ trong quý 1/2020. Tháng 3/2020, 16 tỷ con tôm post được sản xuất trong đó có khoảng 1,5 tỷ con bị hủy do người nuôi không mua trong giai đoạn phong tỏa do Covid-19. Điều này ảnh hưởng tới chu trình sản xuất tôm giống tại các trại nuôi. Ước tính có khoảng 4 tỷ con tôm post được sản xuất trong tháng 4/2020 trong thời điểm phong tỏa. Chính phủ Ấn Độ phong tỏa cả nước từ gần cuối tháng 3/2020 đến hết tháng 5/2020 để hạn chế dịch bệnh Covid lây lan. Trong thời gian đầu của đợt phong tỏa, các trại ương giống không thể sản xuất do thiếu nhân công và hậu cần, phương tiện vận chuyển để chuyển con giống tới những khu vực xa xôi.

Do lệnh phong tỏa, thiếu tôm giống bố mẹ sạch bệnh, sản lượng giống tại các trại ương giống giảm, nhu cầu tăng sau lệnh phong tỏa nên trong tháng 4 và 5, giá tôm giống đã tăng khoảng 30%. Chính quyền bang Andhra Pradesh đã quy định mức giá tối đa cho tôm post để hỗ trợ người nuôi vì dự báo nguồn cung vẫn thiếu hụt trong các tháng sau đó.

Nếu NK tôm giống bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu, các trại ương có thể phải dùng tôm giống chưa sạch bệnh để sản xuất tôm post, điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giống và tỉ lệ sống và có thể dẫn tới nguồn cung tôm post thiếu trầm trọng hơn sau tháng 5/2020.

Trại nuôi tôm

Quý 1 và đầu quý 2 hàng năm là thời điểm sôi động nhất để người dân thả tôm post. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa do Covid bắt đầu vào cuối tháng 3 đã ảnh hưởng lớn tới nguồn cung tôm post và tiến độ thả nuôi tại các ao, dẫn tới giá tôm nguyên liệu giảm mạnh.

Do tình hình dịch Covid phức tạp các các thị trường tiêu thụ và dịch bệnh trên tôm bùng phát, người nuôi tôm đã phải gấp rút thu hoạch. Phần lớn người nuôi, thả nuôi giữa tháng 1 và đầu tháng 3 đã thu hoạch hết, thậm chí tôm còn chưa đủ lớn. Tính đến tháng 4/2020, khoảng 70% diện tích nuôi tôm của Ấn Độ đã được thu hoạch và sẵn sàng thả nuôi mới.

Giá tại đầm tôm Ấn Độ khá ổn định từ tháng 1 đến tuần đầu tháng 3/2020. Tuy nhiên, giá bắt đầu giảm trong tuần thứ 2 của tháng 3 và tiếp tục giảm đến tuần thứ 3 của tháng 4.

Giá tôm cỡ 30-40 con giảm trong đầu tháng 5/2020 trong khi cỡ khác tăng. Tôm cỡ lớn này được sử dụng nhiều trong các nhà hàng (70% vẫn đóng cửa trên toàn thế giới do Covid). Tôm cỡ trung bình được XK sang Trung Quốc và các nước khác để tiêu thụ trong nước.

Người nuôi tôm Ấn Độ đang bắt đầu khôi phục sản xuất sau thời gian giá giảm mạnh. Giá tôm đã bắt đầu phục hồi trong tuần cuối tháng 4. Giới chức bang Andhra Pradesh tuyên bố sẽ đảm bảo mức giá tối thiểu để hỗ trợ người nuôi. Ước tính có 60-70% người nuôi thả nuôi lại vào tháng 5 và 6/2020 nên nguồn cung tôm post chất lượng có thể bị thiếu hụt.

Thức ăn nuôi tôm

Năm 2019, Ấn Độ có hơn 30 công ty sản xuất thức ăn nuôi tôm, sản xuất 1,2 triệu tấn mỗi năm. Trong quý đầu năm 2020, khoảng 350.000 tấn thức ăn cho tôm được sản xuất, sản lượng tháng 4/2020 ước đạt 80.000 tấn, giảm 40% so với tháng 4/2019. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ, chuỗi nguồn cung đang dần hồi phục.

Sản xuất bột cá (một trong những thành phần trong sản xuất thức ăn nuôi tôm) và dầu cá của Ấn Độ trong quý 1/2020 giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng các thành phần này sẽ tăng khi hoạt động thả nuôi của người dân tăng.

XK tôm Ấn Độ

XK tôm Ấn Độ tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2019, XK tôm Ấn Độ đạt 5 tỷ USD. Nước này hiện có khoảng 366 công ty XK thủy sản được MPEDA chứng nhận và 60 cơ sở kho lạnh. Quý I/2020, có 230.000 tấn tôm được sản xuất trong đó 180.500 tấn được XK.

Thị trường  NK tôm lớn nhất của Ấn Độ trong quý I/2020 là Mỹ với khoảng 68.894 tấn, tiếp đó là 24.848 tấn sang Trung Quốc. EU và Nhật Bản lần lượt là các thị trường NK lớn thứ 3 và 4. Nhật Bản đã giảm tần suất lấy mẫu kiểm tra tôm sú NK, điều này có thể hỗ trợ XK tôm Ấn Độ sang Nhật Bản năm 2020.

XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong tháng 4 năm nay tăng 25% đạt 4.480 tấn. Các chuyên gia cho rằng XK tôm Ấn Độ sang Mỹ có thể tăng những tháng tới do nhu cầu tăng ở thị trường bán lẻ Mỹ.

Tiêu thụ tôm ở kênh bán lẻ ở Mỹ và EU tăng trong tháng 4 và 5 vì người dân tích trữ nhiều thực phẩm hơn do lo sợ thiếu hụt nguồn cung thực phẩm.

XK tôm Ấn Độ sang Mỹ bị tác động bởi thuế chống bán phá giá tăng và Chương trình Giám sát nhập khẩu thủy sản của Mỹ (SIMP). SIMP yêu cầu tôm XK vào Mỹ phải đảm bảo yêu cầu về dữ liệu toàn bộ chuỗi cung ứng từ thu hoạch đến XK sang Mỹ.

Ngành tôm Ấn Độ hiện cần nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ về tài chính để đảm bảo phát triển bền vững. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người nuôi đảm bảo các biện pháp thực hành quản lý ao nuôi và nguồn thức ăn nuôi tôm tốt hơn, cân nhắc áp dụng thả nuôi mật độ thấp với sự tập trung vào tôm cỡ trung để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế.

Kim Thu tổng hợp

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

 |  10:50 24/12/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.

Brazil: Giá cá rô phi giảm do nhu cầu yếu

 |  08:58 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.

Ngư dân Nga đánh bắt hơn 4,6 triệu tấn thủy sản

 |  08:55 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Bộ sẽ tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, kiên quyết gỡ bỏ những quy định không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN

 |  23:35 23/12/2024

(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

VASEP Highlight - T12/2024: Xuất khẩu thủy sản năm 2024 cán đích 10 tỷ USD

 |  22:28 23/12/2024

Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.

EU và Anh đạt thỏa thuận về khai thác thủy sản năm 2025

 |  09:08 23/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm nhẹ trong 10 tháng đầu năm nay

 |  09:07 23/12/2024

(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  09:06 23/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.

Na Uy: Giá tại tàu cua hoàng đế tiếp tục tăng trong tuần giữa tháng 12

 |  09:04 23/12/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.

Nhập khẩu cá thu đông lạnh của Hàn Quốc giảm

 |  09:12 20/12/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC