Indonesia hiện là nhà cung cấp tôm hùm lớn thứ 5 của Trung Quốc
Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc, hiện nhà cung cấp tôm hùm bông chính của nước này là New Zealand – chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo sau là Mexico và Mỹ với thị phần lần lượt là 20% và 16%.
Trong khi đó, ba nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang phấn đấu tăng thị phần tôm hùm ở đất nước tỷ dân, đặc biệt kể từ khi tầng lớp trung lưu của nước này bắt đầu tăng mạnh vào thập niên 2010.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), gần 4 năm qua, cánh cửa để ba quốc gia nói trên đưa tôm hùm vào Trung Quốc càng rộng mở khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu tôm hùm từ Australia nhằm phản ứng với việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus corona gây đại dịch Covid-19. Dù quan hệ giữa hai quốc gia này đã được cải thiện từ năm ngoái, lệnh cấm vẫn chưa được gỡ bỏ.
Năm 2023, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng 6,8% thị phần nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc, tăng gấp đôi so với năm 2019. Bên cạnh hiệu ứng từ lệnh cấm nói trên, sự gia tăng thị phần này cũng đến từ việc Trung Quốc xích lại gần hơn các nước láng giềng Đông Nam Á nhằm giảm tác động từ căng thẳng địa chính trị với phương Tây. Ở chiều ngược lại, tiềm năng thị trường tôm hùm Trung Quốc cũng tạo sức hút lớn để các nhà xuất khẩu Đông Nam Á gia tăng sự hiện diện tại đây.
Dữ liệu hải quan cho thấy Indonesia hiện là nhà cung cấp tôm hùm lớn thứ 5 của Trung Quốc, với kim ngạch đạt 18,27 triệu USD trong năm 2023, tăng gần 44% so với năm trước. Nước này hiện chiếm 2,9% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc.
Còn Thái Lan, nhà cung cấp lớn thứ 7, ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tôm hùm vào Trung Quốc tăng gấp 160 lần kể từ năm 2019, từ 88.123 USD lên 14,1 triệu USD năm ngoái, tương đương thị phần 2,2%.
Vào năm 2019, một năm trước khi lệnh cấm có hiệu lực, Australia chiếm tới 50% kim ngạch nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ cũng đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần tôm hùm ở Trung Quốc khi Australia vắng bóng
“Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn và việc Australia rút khỏi đây mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu hải sản Đông Nam Á”, ông Seng Wun, cố vấn kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính CGS CIMB Securities ở Singapore nhận xét.
Ông Song cũng cho biết, do lệnh cấm của Trung Quốc đối với tôm hùm Australia, một lượng lớn tôm hùm từ nước này cũng trở nên rẻ hơn, vừa túi tiền của người tiêu dùng trong khối ASEAN.
Tuy nhiên, năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu tôm hùm Việt Nam của Trung Quốc giảm đáng kể từ gần 39% tổng kim ngạch vào năm 2022 xuống còn 1,7% năm ngoái (mức tương đương năm 2019). Việt Nam hiện tụt xuống vị trí thứ 8, sau Thái Lan và Indonesia.
“Ngành tôm hùm Việt Nam không có quy trình nuôi thả tôm hùm tiên tiến như của Australia, và nhiều ngư dân còn đánh bắt tôm hùm hoang dã. Việc này rõ ràng vi phạm quy định về bảo vệ động vật của Trung Quốc. Đó là lý do năm ngoái Bắc Kinh dừng nhập khẩu nhiều loại tôm hùm từ Việt Nam”, ông Song phân tích.
Bên cạnh các nhà nhập khẩu Đông Nam Á, doanh nghiệp Mỹ cũng đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần tôm hùm ở Trung Quốc khi Australia vắng bóng. Năm 2023, Mỹ chiếm gần 16% thị phần tôm hùm nhập khẩu tại đất nước tỷ dân, tăng từ 2,9% năm 2019. Giá trị thương mại liên quan tới mặt hàng này đã tăng gấp 3,5 lần lên 97,33 triệu USD.
Tuy nhiên, tôm hùm từ các quốc gia trên vẫn chưa đủ để lấp dầy khoảng trống gây ra bởi lệnh cấm trên. Ba năm trước lệnh cấm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 900 triệu USD tôm hùm mỗi năm. Nhưng từ năm 2021, con số này giảm xuống khoảng 600 triệu USD. Năm ngoái, nước này nhập khẩu 629 triệu USD tôm hùm, giảm 31% so với năm 2020.
Năm 2023, Bắc Kinh đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Australia khi quan hệ song phương được cải thiện. Động thái này khiến thị trường dự báo rằng tôm hùm Australia cũng sẽ sớm được trở lại Trung Quốc.
“Nếu cuộc chiến thương mại nhỏ này không sớm được cải thiện, có thể sẽ có những thay đổi khó đảo ngược ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà xuất khẩu tôm hùm Australia”, ông Jayant Menon, quản lý cấp cao tại viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore), nhận định.
Theo ông Menon, kể cả trong trường hợp quan hệ Australia-Trung Quốc được khôi phục hoàn toàn, một khi các mối quan hệ thương mại mới với những nhà cung cấp mới đã được thiết lập vững trãi, việc đảo ngược lại sẽ gây tốn kém.
Trung Quốc cũng đang tìm phương án tự nuôi nhiều loại tôm hùm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ năm 2019, nước này bắt đầu nuôi tôm hùm bông – giống loại của Australia – ở khu tự trị Tân Cương với việc xây dựng các ao nuôi có môi trường giống nước biển. Từ đầu tháng này, giống tôm hùm Đông Âu nuôi ở Tân Cương đã được chuyển tới Chiết Giang và Giang Tô để nhân giống.
Về phần mình, Australia vẫn hi vọng sẽ sớm được đưa tôm hùm trở lại Trung Quốc.
“Ngành tôm hùm Australia đã nỗ lực hết sức để tối hưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng giữa nước này và Trung Quốc để đưa mặt hàng này ra thị trường còn tươi nhất có thể”, ông James Clarke, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Australia Trung Quốc, cho biết. “Chúng tôi tin rằng sản phẩm cao cấp từ Australia vẫn mang lại chất lượng và giá trị nổi trội cho người tiêu dùng Trung Quốc”.
Theo VnEconomy
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu thương mại cuối năm từ Kontali, nhà cung cấp hàng đầu về ngành thủy sản, thị trường cá hồi quốc tế trong năm 2025 sẽ chứng kiến một số xu hướng tiềm năng đáng chú ý.
(vasep.com.vn) Việt Nam và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một cơ hội cho Công ty CP Vĩnh Hoàn và ngành cá tra Việt Nam mở rộng XK cá tra một cách ổn định bền vững hơn sang thị trường Mỹ.
Cộng hòa Czech khẳng định ủng hộ EC xem xét gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2024, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Quảng Trị đạt trên 38 nghìn tấn (103,5% kế hoạch). Riêng khai thác đạt trên 29 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản đã phục hồi đáng kể vào năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 38.695 tấn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, XK sò điệp của Việt Nam đạt hơn 44 triệu USD, tăng ấn tượng 300% so với năm 2023.
Dự án sẽ khôi phục 9 ha rừng ngập mặn và hỗ trợ 22 hộ dân Sóc Trăng, Bạc Liêu chuyển đổi nuôi tôm đơn thuần sang nuôi trồng thủy sản kết hợp tuần hoàn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm tăng 14%; cá ngừ tăng 17%; cá tra tăng 10%...
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch XK cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn