Tôm chế biến của Mỹ Latinh chiếm ưu thế ở Nam Âu

Thị trường thế giới 08:16 24/08/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Tôm Mỹ Latinh đã chiếm thị phần lớn ở Nam Âu, hiện đang hướng đến thị trường Bắc Âu. Điều này có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp tôm của châu Á, theo phân tích của Willem van der Pijl- người sáng lập công ty tư vấn ngành tôm Shrimp Insights.

Năm 2020, giá tôm thấp hơn cộng với vận chuyển dễ dàng hơn khiến các nhà sản xuất tôm Mỹ Latinh, nhất là Ecuador đã tăng XK sang EU 15% với 177.000 tấn trong khi NK tôm vào EU từ châu Á giảm 6.000 tấn đạt 75.000 tấn.

Từ năm 2015, mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đối với XK của châu Á sang EU đạt -4% trong khi Mỹ Latinh có CAGR đạt 7%. Điều này chứng tỏ các nhà XK Nam Mỹ đang mở rộng thị phần tại các thị trường châu Âu.

Trong khi thị trường Nam Âu vẫn có nhu cầu cao đối với các nhà cung cấp Ecuador, doanh số xuất sang Tây Bắc Âu cũng tăng gấp đôi trong năm 2020 với 12.800 tấn. Nếu cộng cả khối lượng của Venezuela và các  nước khác, con số sẽ còn cao hơn.

Theo ông Vander Pijl, vậy câu hỏi đặt ra là liệu Nam Mỹ có thực sự đang bắt đầu cạnh tranh tại thị trường Tây Bắc Âu, đặc biệt là thị trường tôm bóc vỏ. Tây Bắc Âu không phải là thị trường bán buôn, chỉ chủ yếu tiêu thụ tôm bóc vỏ và còn vỏ bỏ đầu (HLSO), tuy nhiên Ecuador cũng đã cố gắng đưa các sản phẩm tôm nguyên con (HOSO) vào các siêu thị.

Hai năm gần đây, Ecuador đang thâm nhập thị trường châu Âu bằng các sản phẩm từ tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, tôm bóc vỏ bỏ chỉ lưng để đuôi đến các sản phẩm tôm sống và tôm hấp. Vander Pijl cho biết thêm, tất cả các sản phẩm này đều được nuôi tại các trại nuôi được chứng nhận ASC. Điều này đang gây áp lực tới các nhà cung cấp tôm châu Á cho các siêu thị tại Bắc Âu.

Lý do tại sao Ecuador bắt đầu tìm kiếm thị trường mới, theo ông van der Pijl là do khối lượng sản xuất của nước này tăng. Ecuador đang tăng khối lượng sản xuất và khi mà không phải tất cả sản phẩm tôm nào cũng có thể chế biến thành tôm HOSO do vấn đề chất lượng thì chắc chắn sẽ có phần trăm nhất định các sản phẩm được chế biến thành tôm bỏ đầu còn vỏ hoặc tôm bóc vỏ. Do vậy, khi khối lượng tôm HOSO tăng thì khối lượng các sản phẩm nói trên cũng tăng.

Năm 2020, giá giảm khiến tôm Ecuador hấp dẫn hơn đối với các nhà NK của Bỉ và Hà Lan – 2 thị trường lớn nhất đối với tôm chế biến tái xuất ở Tây Bắc Âu.

Theo ông van der Pijl, tôi thực sự tin rằng giá không phải là lý do duy nhất và mặc dù giá tôm Ecuador đang tăng nhưng các nhà cung cấp Ecuador sẽ làm mọi thứ để không một lần nữa bị mất thị phần và họ muốn phụ thuộc ít hơn vào thị trường Trung Quốc. Ecuador cũng đang muốn tạo sự khác biệt trong mắt người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao hơn, bền vững hơn. Đây là yếu tố quan trọng để đưa được hàng vào các siêu thị châu Âu. Và tôi hy vọng rằng, các công ty, các nhà chế biến, người nuôi, trại ương giống châu Á sẽ xem xét lại chiến lược và hợp tác cùng nhau để nâng cao danh tiếng cho tôm ở châu Âu.

XK tôm nước ấm nói chung (tôm chân trắng và tôm sú) từ Ấn Độ vào EU tiếp tục giảm năm 2020 trong khi XK tôm sú từ Bangladesh vào EU cũng giảm. Từ năm 2015, khối lượng XK của 2 nước này có CAGR lần lượt là -9% và -5%.

Ấn Độ chưa thể thuyết phục hoàn toàn được khách hàng châu Âu về vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm. Do vậy, khối lượng tôm NK từ Ấn Độ vào EU giảm và Ấn Độ đã mất vị trí số 1 về cung cấp tôm bóc vỏ và tôm nguyên liệu cho châu Âu.

Trong khi đó, Việt Nam lại tăng XK sang EU từ 21.000 tấn lên 28.000 tấn năm 2020 mặc dù Việt Nam còn nhiều cơ hội tăng XK sang EU nhờ vào Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU được ký kết năm 2019. Việt Nam vẫn là nhà cung cấp lớn nhất tôm hấp và tôm giá trị gia tăng, đặc biệt là tôm hấp cho EU.

Nhập khẩu tôm hấp và tôm giá trị gia tăng vào EU (với các nhà cung cấp châu Á chiếm ưu thế) đã giảm năm thứ hai liên tiếp trong năm 2020. Tuy nhiên, nhập khẩu tôm nuôi nguyên liệu và tôm khai thác tự nhiên vào EU lại tăng 5%.

Theo van der Pijl, thông thường tiêu thụ ở kênh bán lẻ sẽ chiếm nhiều các sản phẩm tôm hấp, tuy nhiên thực tế, tôm nguyên liệu lại chiếm nhiều hơn tôm hấp ở phân khúc bán lẻ.

tom nam my ecuador thi truong eu che bien xuat khau chat luong ben vung

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều tiềm năng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Đông

 |  09:00 19/12/2024

(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt với Senegal do lo ngại về tình trạng lạm thác

 |  08:57 19/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.

Quyết liệt chống đánh bắt IUU, số lượng tàu cá “3 không” giảm mạnh

 |  08:47 19/12/2024

Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…

Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC): Xuất khẩu sang Mỹ, EU, Trung Quốc tăng trưởng tới 40%

 |  08:30 19/12/2024

Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU, Trung Quốc trong tháng 11/2024 tăng trưởng từ 32% - 40% so với cùng kỳ năm 2023.

Các nước Nam Âu tiêu thụ 5,5 tỷ EUR tôm mỗi năm

 |  08:47 18/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.

Sau 11 tháng, xuất khẩu tôm mang về gần 3,6 tỷ USD

 |  08:38 18/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 18/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.

Nghị định số 131/2024/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Hiệp định VIFTA giai đoạn 2024-2027

 |  08:35 18/12/2024

Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.

Mỹ: Giá cua tuyết tăng vọt do nguồn cung thấp

 |  08:42 17/12/2024

(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.

Vẫn cần nâng cao chất lượng giống cá tra

 |  08:41 17/12/2024

Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC