Đại dịch COVID-19 và sự hồi sinh chậm chạp của các thị trường tiêu thụ đã phủ bóng đen lên ngành thủy sản Ấn Độ trong thời gian qua . Tôm và cá đông lạnh tiếp tục là hai nhóm sản phẩm thủy sản XK chính của nước này.
Virus corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến XK thủy sản của Ấn Độ nửa đầu năm 2020 nhưng sự hồi sinh mạnh mẽ đã trở lại vào quý cuối cùng năm 2020 và đầu năm 2021. Giai đoạn năm 2020 – 2021, tổng giá trị XK thủy sản của Ấn Độ đạt 6,68 tỷ USD, giảm 10,81% so với 2019-2020. Tôm đông lạnh đóng góp tới 51,36% về khối lượng và 74,31% giá trị XK ngành thủy sản.
Mỹ vẫn là thị trường XK tôm lớn nhất của Ấn Độ, tiếp theo là Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Đông Nam Á và Trung Đông. Năm 2020, XK tôm của Ấn Độ giảm 9,47% về giá trị và 9,5% về khối lượng với tổng khối lượng tôm XK ước tính trên 590 nghìn tấn với tổng giá trị đạt hơn 4,42 triệu USD. Xuất khẩu tôm chân trắng giảm từ 512 nghìn tấn xuống còn hơn 492 nghìn tấn trong năm 2020.
Trong tổng giá trị XK tôm chân trắng của Ấn Độ thì thị trường Mỹ chiếm 56,37% Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc (15,13%), EU (7,83%), Đông Nam Á (5,76%), Nhật Bản (4,96%) và Trung Đông (3,59%).
Nhật Bản là thị trường XK tôm sú (Penaeus monodon) hàng đầu của Ấn Độ chiếm 39,68% tổng giá trị XK sản phẩm tôm sú, tiếp theo là Mỹ (26,03%), ASEAN (9,32%), EU (8,95%), Trung Đông (6,04%) và Trung Quốc (3,76%).
Ông Srinivas - Chủ tịch Cơ quan Phát triển XK Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, bên cạnh tác động của đại dịch COVID-19, một số yếu tố khác đã tác động tiêu cực đến xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ giai đoạn 2020-2021. Tình trạng khan hiếm lao động tại các nhà máy chế biến thủy sản, thiếu hụt trầm trọng container XK và cước vận tải biển tăng, khả năng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hạn chế nên đã ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, XK, đặc biệt là sản phẩm thủy sản ướp lạnh có giá trị cao.
Theo phản hồi từ các nhà NK thủy sản của Ấn Độ tại Trung Quốc, tình trạng khan hiếm container, tăng phí vận chuyển và phí xét nghiệm COVID-19 trên các lô hàng NK đã gây ra bất ổn trên thị trường, XNK thủy sản tại Trung Quốc cũng nhiều tháng bị tắc nghẽn. Còn tại Mỹ, các nhà NK cũng cho biết, tình trạng thiếu thốn container cũng khiến họ gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các đơn hàng theo lịch trình đã ký. Việc đóng cửa khách sạn, nhà hàng, quán café của kênh HoReCa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu NK tôm. Tại Nhật Bản và EU, lệnh lockdown do COVID cũng khiến việc tiêu thụ bán lẻ, nhà hàng, siêu thị và khách sạn trở nên trì trệ.
Tới đầu tháng 6/2021, các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày trên toàn Ấn Độ đã có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh vào giữa tháng 5. Chính phủ nước này cũng đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 với tốc độ tăng tốc kỷ lục với hơn 2,1 triệu mẫu được xét nghiệm trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo nước này có thể phải đối mặt với đợt lây nhiễm thứ 3 trong những tháng tới và nhiều bang không thể tiêm chủng cho những người dưới 45 tuổi do thiếu nguồn cung vaccine COVID-19.
Cho đến nay, quốc gia sản xuất vaccine lớn nhất thế giới này chỉ mới tiêm chủng đầy đủ cho hơn 41,6 triệu người - tương đương 3,8% trong tổng số 1,35 tỷ dân.
Các DN chế biến, XK tôm của Ấn Độ cũng đang gặp nhiều khó khăn do cả sản xuất và XK bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch và lệnh phong tỏa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.
(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.
Năm 2024, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Lạng Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang triển khai mô hình "Ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi cá rô phi thâm canh liên kết sản xuất", quy mô 1ha tại 2 hộ thuộc hai xã Thái Đào và Đại Lâm, huyện Lạng Giang.
(vasep.com.vn) Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, truyền thông Mỹ công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Việc ông Trump đắc cử dự kiến sẽ có nhiều sự thay đổi về thuế, thương mại, đầu tư... Theo đó, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng…
(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển (MSC) đã khởi động một dự án mới nhằm khuyến khích cải thiện nghề cá và chuẩn bị cho việc cấp chứng nhận.
(vasep.com.vn) Kể từ năm 2018, tôm là một trong những mặt hàng cung cấp protein động vật hàng đầu về giá trị thương mại, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% đến năm 2022. Xu hướng này đã bị gián đoạn vào năm 2023 với sự sụt giảm 13% về giá trị thương mại, chủ yếu do nguồn cung dư thừa và áp lực giá cả. Mặc dù gặp những thách thức này, tôm vẫn là một ngành quan trọng, chỉ đứng sau sau cá hồi trong thương mại thủy sản toàn cầu, ông Novel Sharma, phân tích gia của Rabobank, trình bày tại Triển lãm Nuôi trồng Thủy sản ở Guayaquil, Ecuador.
(vasep.com.vn) Mỹ là thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, chiếm tỷ trọng 20% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính tới 15/10/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt gần 600 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn