Thu phí cảng biển được ít mất nhiều

Chính sách 10:00 08/03/2022 Tạ Hà
Theo tính toán, nếu TP.HCM thu phí cảng biển, chi phí của một doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu quy mô trung bình có thể phải tốn thêm 3 - 3,5 tỉ đồng/năm, doanh nghiệp lớn con số này lên đến 13 - 14 tỉ đồng/năm.

Cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi TP.HCM xem xét lại việc thu phí cảng biển

Đó cũng là vấn đề của nhiều doanh nghiệp (DN) dệt may, túi xách, gỗ, nhựa, sữa…, nhưng liên quan trực tiếp đến lực lượng lớn công nhân, nông dân.

Ngày 16/2/2022, UBND TP.HCM đã bắt đầu vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển tại TP.HCM trên cơ sở Nghị quyết số 10/2020 ngày 9/12/2020 của HĐND TP.HCM. Từ ngày 1.4, sẽ chính thức áp dụng thu phí này.

Nên hoãn lại ít nhất 1 năm

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), phân tích: Năm 2021, cộng đồng DN như người bị nhiễm Covid-19, chết rất nhiều, số ít sống sót còn ốm yếu vì di chứng. Chúng ta thực hiện chính sách bình thường mới, nhưng họ còn rất khó khăn. Hiện nay, các DN đang đối mặt với đủ nỗi lo, nào là thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, lo chi phí trang thiết bị y tế để bảo đảm an toàn sản xuất, áp lực giá xăng dầu…, giờ phải chịu thêm phí cảng biển nữa thì sẽ quá sức.

“Chúng tôi đã kiến nghị việc này ít nhất hoãn lại đến hết năm nay. Năm sau nếu có thu thì cũng nên giảm 50% so với mức phí hiện nay. Một năm thu thêm 2.000 - 3.000 tỉ đối với TP.HCM không phải là nhiều, nhưng áp lực của nó lên cộng đồng DN là rất nặng nề. Cứ mỗi thứ một ít cộng lại làm hàng hóa Việt Nam không thể cạnh tranh với các nước, DN hoạt động không hiệu quả”, ông Hiệp nói.

Cũng theo ông Hiệp, về lý thì việc thành phố thu phí cũng chưa đưa ra cơ sở thuyết phục. Hạ tầng cảng biển thì không phải TP đầu tư, hạ tầng kết nối thì chưa làm được bao nhiêu. Tiền thu phí thì chưa có kế hoạch rõ ràng sẽ làm gì để phục vụ ngược trở lại cho hạ tầng cảng biển. Đó cũng là một phần vấn đề làm cho nhiều DN bức xúc.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Kịch, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP thủy sản CAFATEX (Cần Thơ), phân tích: Trước TP.HCM, Hải Phòng cũng triển khai thu phí này từ năm 2017. Lúc đó cũng có nhiều tiếng nói phản đối, nhưng việc thu vẫn được thực hiện, DN cũng phải cắn răng đóng. Nhưng thời điểm đó không khó khăn, áp lực như hiện nay. Còn bây giờ giống như giọt nước tràn ly, thêm một đồng cũng là gánh nặng với các DN.

“Tôi cũng hiểu là khi thấy Hải Phòng thu được thì TP.HCM cũng muốn thu. Nhưng mà TP.HCM là trái tim của nền kinh tế Việt Nam, có vai trò và vị thế tương quan với các nước trong khu vực. Vậy nên muốn thu phí này cũng nên xem xét với các nước lân cận. Hiện nay cước phí dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistics của Việt Nam đã rất cao so với các nước khiến hàng hóa của chúng ta cạnh tranh kém. Cứ hình dung như một cái bánh, nếu người này lấy nhiều hơn thì sẽ có người chịu phần ít hơn. Nếu TP.HCM quyết tăng thu thì DN cũng phải chịu. Đến một lúc nào đó, DN hụt hơi không phát triển được thì ảnh hưởng đến những đối tượng yếu thế nhất là công nhân và nông dân. Các hiệp hội ngành nghề họ không chỉ lên tiếng vì bản thân họ mà còn vì hàng triệu công nhân và nông dân sau lưng”, ông Kịch nói thẳng.

Mức phí sử dụng hạ tầng cảng biển TP.HCM (theo VASEP)

Với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40 ft và 2,2 triệu đồng/cont với container 20 ft.

Với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM thu 500.000 đồng/cont đối với container 20 ft; 1 triệu đồng/cont với container 40 ft và 30.000 đồng/tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM thu 250.000 đồng/cont đối với container 20 ft, 500.000 đồng/cont với container 40 ft và 15.000 đồng/tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.

Bạn đang đọc bài viết Thu phí cảng biển được ít mất nhiều tại chuyên mục Chính sách của Hiệp hội VASEP
thu phi cang bien doanh nghiep thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kibun Foods (Nhật Bản) sáp nhập công ty con, tăng cường hoạt động trong nước

 |  08:44 27/11/2024

(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.

Giá cá tuyết H&G tăng kỷ lục, nhà NK Trung Quốc lo lắng

 |  08:42 27/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.

Cơ hội mới giữa những thách thức của xuất khẩu cá tra Việt Nam

 |  08:40 27/11/2024

(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.

Phụ phẩm ngành tôm có thể mang về cả tỷ USD

 |  08:37 27/11/2024

Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.

Xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL: Triển vọng và thách thức

 |  08:34 27/11/2024

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

 |  14:12 26/11/2024

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các nhà chế biến tôm Ấn Độ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.

NOAA công bố Kế hoạch hành động nhằm tăng cường Chương trình SIMP

 |  08:44 26/11/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC