Thị trường thủy sản sinh thái đông lạnh châu Âu

Thị trường thế giới 13:54 06/04/2017
(vasep.com.vn) Tiêu thụ thủy sản sinh thái liên tục tăng mỗi năm vì nhận thức người tiêu dùng ngày càng cao vì những gì họ ăn. Hầu hết thủy sản sinh thái tiêu thụ ở châu Âu đều đến từ các trại nuôi ở châu Âu. Đối với các nguồn ở ngoài châu Âu, tôm sinh thái chiếm phần lớn. Các sản phẩm mới, các chiến lược kích cầu của các hãng bán lẻ thực phẩm lớn và nhận thức người tiêu dùng ngày một tăng sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường này tăng trưởng trong những năm tới.

1 . Mô tả sản phẩm

Thủy sản nước lạnh như cá hồi, cá hồi trout và cá chép nước lạnh được nuôi và chứng nhận sinh thái ở trong lãnh thổ châu Âu. Thủy sản nuôi NK từ bên ngoài châu Âu và từ các nước đang phát triển bao gồm các loài nhiệt đới.

Các sản phẩm thực phẩm sinh thái được nuôi trong điều kiện tự nhiên với ít sự tác động của con người lên môi trường nhất. Thủy sản sinh thái phải đáp ứng được:

- Được nuôi theo phương thức thân thiện với môi trường (Ví dụ: mật độ thả nuôi hạn chế)

- Không phải những loài biến đổi gen (GMO) và thức ăn biến đổi gen

- Hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón và kháng sinh

- Hạn chế các chất phụ gia bảo quản

- Nguồn thức ăn có kiểm soát (điều này có nghĩa nhãn sinh thái chỉ áp dụng với thủy sản nuôi, không áp dụng cho thủy sản khai thác tự nhiên)

Chứng nhận sinh thái khác với chứng nhận ASC. ASC tập trung vào sự bền vững đối với môi trường và xã hội trong toàn chuỗi sản xuất trong khi chứng nhận sinh thái là tất cả chuỗi sản xuất thân thiện và theo phương thức tự nhiên.

Chứng nhận ASC có thể sử dụng thức ăn thủy sản biến đổi gen trong khi chứng nhận sinh thái yêu cầu không được sử dụng thức ăn GMO.

Các luật quan trọng liên quan đến thủy sản sinh thái:

- Luật của Ủy ban châu Âu (EC) No 834/2007 về sản xuất sinh thái và dán nhãn các sản phẩm sinh thái

- Luật của Ủy ban châu Âu (EC) No 710/2009 với các quy định về sản xuất các sản phẩm thủy sản nuôi và rong biển sinh thái.

Dán nhãn

Nội dung nhãn phải được ghi bằng ngôn ngữ của nước mà sản phẩm được XK từ đó. Đối với thủy sản sinh thái đông lạnh được bán trên thị trường châu Âu, bắt buộc phải có nhãn được EU công nhận đối với sản xuất sinh thái. Nhãn phải bao gồm 1) một mã số có ghi cơ quan chứng nhận và công ty được chứng nhận bởi cơ quan đó và 2) nguồn gốc các thành phần (có nguồn gốc châu Âu/không có nguồn gốc châu Âu).

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về quy định của EU đối với sản xuất sinh thái và dán nhãn từ Quốc hội châu Âu.

Đóng gói

Nhìn chung, việc đóng gói các sản phẩm sinh thái không khác nhiều so với các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, ở các cửa hàng sinh thái, bao gói thường được làm từ các sản phẩm phân huỷ sinh học hoặc giấy tái sử dụng.

Nhìn chung, các yêu cầu đóng gói khá khác biệt giữa phân khúc người tiêu dùng và thị trường. Quan trọng bạn nên thảo luận với khách hàng của bạn về những yêu cầu bao gói mà họ muốn. Một số đặc điểm chung:

- Thủy sản đông lạnh NK bởi các nhà bán buôn để phân phối tới các công ty dịch vụ thực phẩm hầu hết được giao trong túi 10 x 1 kg trong các thùng carton khổ lớn. Philê cỡ nhỏ hơn yêu cầu các túi nhỏ hơn. Tôm đông lạnh thường được NK theo túi từ  5 - 25 kg và block từ 1-5 kg.

- Cá philê đông lạnh để phân phối bán lẻ chủ yếu được NK trong polybag từ 500g đến 1 kg. Khối lượng nhỏ hơn cũng được phân phối trong các màng hút sát da (skin pack) và bán với giá cao hơn. Cá philê đông lạnh, đi thẳng đến các cửa hàng bán lẻ, hầu hết được đóng gói ở nước xuất xứ và được nhập khẩu trong các bao bì hàng tiêu dùng đóng gói độc lập. Tôm đông lạnh chủ yếu được NK trong các thùng chứa một lượng tôm nhất định tùy theo kích cỡ hoặc trọng lượng theo con/kg).

- Trong phân khúc bán lẻ, thủy sản tươi đôi khi được bán trên quầy. Để đảm bảo chuỗi hành trình sản phẩm sinh thái, hãng bán lẻ sẽ không bày bán các sản phẩm sinh thái và sản phẩm không phải sinh thái cùng một lúc mà không có bao gói. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đều được bán dưới dạng rã đông tự phục vụ trong khay và bộ lọc nhựa. Trong trường hợp này, sản phẩm được đóng gói lại bởi các công ty chế biến châu Âu.

Khuyến nghị

Mỗi nước thành viên đều có một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm dán nhãn và đóng gói. Bạn có thể sử dụng EU Export Helpdesk để tìm cơ quan thẩm quyền nào chịu trách nhiệm cho thị trường nào ở châu Âu.

Chất lượng

Các nhà NK kỳ vọng thủy sản sinh thái ít nhất phải có chất lượng tương đương với các sản phẩm thủy sản thông thường. Các yêu cầu liên quan đến màu sắc, mùi vị và cấu trúc phải tương đương với các yêu cầu các sản phẩm thủy sản thông thường. Thông tin về yêu cầu chất lượng đối với cá đông lạnh (và philê) và tôm được cung cấp tại Codex Alimentarius của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO).

2 . XNK và tiêu thụ, sản xuất thủy sản sinh thái ở EU

Tiêu thụ

Các thị trường thực phẩm hữu cơ lớn nhất ở châu Âu là Đức, Pháp, Anh và Italy. Ngoài ra, người tiêu dùng Tây Ban Nha cũng đang ngày càng quan tâm tới các sản phẩm hữu cơ.

Đối với thủy sản sinh thái, danh sách các thị trường hàng đầu có một chút khác biệt. Tại các thị trường thủy sản chính của Châu Âu, chỉ có 1% lượng tiêu thụ thủy sản là sinh thái. Anh (14,5 nghìn tấn, chiếm 2% tổng tiêu thụ) và Đức (11,4 nghìn tấn) là các thị trường lớn nhất tiêu thụ thủy sản sinh thái theo khối lượng, tiếp đó là Tây Ban Nha, Italy và Pháp (mỗi thị trường từ 2-3 nghìn tấn ). Từ góc độ toàn cầu, châu Âu tiếp tục là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm thủy sản sinh thái.

Mặc dù tiêu thụ các sản phẩm thủy sản hữu cơ vẫn còn tương đối nhỏ nhưng dự kiến sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Điều này là do người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao hơn về môi trường và xã hội. Các công ty bán lẻ thực phẩm và các thương hiệu thủy sản hàng đầu đang ngày càng đi theo xu hướng này và cam kết bán nhiều thủy sản sinh thái hơn mỗi năm.

Sản xuất

Sản lượng nuôi trồng thủy sản sinh thái đang tăng trên thế giới. Sản lượng nuôi trồng thủy sản sinh thái toàn cầu được ước tính bởi Liên đoàn Quốc tế về trào lưu Nông nghiệp Hữu cơ (IFOAM) ở mức 50.000 tấn năm 2009 và trên 150.000 tấn năm 2013. Kim ngạch đã tăng gấp 4 lần từ ước tính 300 triệu EUR năm 2010 lên hơn 1,2 tỷ EUR vào năm 2015.

Năm 2012, sản lượng tôm sinh thái (ở ngoài Châu Âu) đạt 25.000 tấn. Mỗi năm từ năm 2012, sản lượng sản xuất đã tăng khoảng 3-5% mỗi năm.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả sản phẩm hữu cơ, ASC và thông thường) chiếm khoảng 20% tổng sản lượng thủy sản của châu Âu. Sản xuất thuỷ sản nuôi chủ yếu tập trung ở Tây Ban Nha, Anh, Pháp, và Hy Lạp. Các nước này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của châu Âu.

Về số lượng trang trại hữu cơ ở châu Âu, ước tính các trại nuôi cá chép và cá hồi trout chiếm nhiều nhất. Các loài khác được sản xuất ở Châu Âu theo chứng nhận sinh thái bao gồm cá hồi, cá chẽm, cá tráp, cá tra, cá rô phi, cá tầm và vẹm. Các loài nhiệt đới chủ yếu được nuôi ở ngoài Châu Âu, chủ yếu ở các nước đang phát triển, và do đó phải NK.

Khuyến nghị

Bạn có thể tìm thêm thông tin về hoạt động của ngành nuôi thủy sản hữu cơ tại Cơ quan Quan sát thị trường thủy sản châu Âu (European Market Observatory for Fisheries and Aquaculture Products).

Nhập khẩu

Giá trị NK thủy sản của châu Âu rất lớn: năm 2015 tổng giá trị là hơn 33 tỷ EUR. Mỗi năm, thủy sản hữu cơ đều tăng tỷ trọng trong tổng NK. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn tương đối thấp, ước tính khoảng 0,5%. Điều này có nghĩa là thị trường thủy sản hữu cơ vẫn có giá trị khoảng 150-200 triệu EUR.

NK thủy sản hữu cơ từ bên ngoài châu Âu chủ yếu là tôm, nhưng cũng bao gồm một lượng nhỏ cá rô phi và cá tra hữu cơ. Trong khi tôm chân trắng hữu cơ chủ yếu NK từ Ecuador, tôm sú hữu cơ được nuôi ở một số nước như Bangladesh, Madagascar, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. EU NK cá rô phi hữu cơ từ Trung Mỹ và NK cá tra hữu cơ từ Việt Nam.

Đối với hầu hết thủy sản hữu cơ, Hà Lan và Bỉ là những nhà NK lớn nhất. Anh và Đức cũng là những thị trường tiềm năng. Đối với tôm hữu cơ, nước NK lớn nhất là Pháp.

Xuất khẩu

XK thủy sản hữu cơ về cơ bản diễn ra trong nội khối châu Âu. Các trung tâm giao dịch thủy sản lớn là Hà Lan và Bỉ, từ đó một lượng thủy sản đáng kể được xuất sang các nước châu Âu khác.

3 . Những xu hướng nào tạo ra cơ hội cho các sản phẩm thủy sản sinh thái tại thị trường Châu Âu

Sự mở rộng của lịch vực nuôi trồng thủy sản tại Châu Âu

Ngành nuôi trồng thủy sản sinh thái tại Châu Âu sẽ tiếp tục mở rộng do nhu cầu đối với các sản phẩm cá và thủy sản sinh thái có xu hướng tăng trong những năm tới. Cũng có một số sáng kiến tại Châu Âu tập trung chung vào việc hỗ trợ ngành này mở rộng. Một ví là OrAqua, một dự án được thành lập nhằm hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế của lĩnh vực này.

Thị trường các sản phẩm MSC và ASC tăng trưởng ấn tượng

Các nhà kinh doanh thủy sản sinh thái Châu Âu tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm thủy sản được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC, một nhãn dành cho các sản phẩm thủy sản được khai thác một cách bền vững) và Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC, nhãn bền vững cho thủy sản nuôi)

Ví dụ, tháng 6/2015, có hơn 15.000 sản phẩm cá và thủy sản tại thị trường Châu Âu được dán nhãn MSC, trong khi con số này dự kiến tăng hơn 10% mỗi năm trong giai đoạn 2015 – 2016.

Các sản phẩm được chứng nhận ASC cũng có sự tăng trưởng mạnh. Trong năm 2015, hơn 200 trang trại tại 24 nước trên thế giới được chứng nhận của ASC, tương đương sự tăng trưởng 55% trong một năm. Theo Viện quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD), hơn 688 nghìn tấn thủy sản được chứng nhận ASC trên thế giới (trong đó hầu hết được định sẵn cho thị trường Châu Âu).

Trong khi không có dữ liệu nào về việc đưa ra các sản phẩm có sẵn cho thủy sản sinh thái, nhưng hy vọng rằng trong các sản phẩm thủy sản sinh thái mới được ra mắt sẽ tiếp tục góp phần cho sự tăng trưởng của thị trường này. Các sản phẩm này sẽ bao gồm các giống thủy sản mới và sang trọng hơn, nhu các sản phẩm cá hồi hun khói sinh thái cao cấp hoặc philê cá tra cao cấp bọc trong thịt xong khói (đã có sẵn tai một số nước Châu Âu).

Các nhà bán lẻ thực phẩm ủng hộ các sản phẩm thủy sản được chứng nhận

Một số nhà bán lẻ thực phẩm trên khắp Châu Âu đã tuyên bố chắc chắn về việc bán các sản phẩm thủy sản bền vững. Trong các sản phẩm này chủ yếu bao gồm các sản phẩm được chứng nhận ASC và MSC, chắc chắn thị trường thủy sản sinh thái sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.

Ví dụ về các nhà bán lẻ ủng hộ việc bán các sản phẩm thủy sản bền vững là:

-            Edeka từ Đức, đang hướng đến 100% các sản phẩm thủy sản bền vững

-            Lidl (một số thị trường) sẽ chỉ bán các sản phẩm đông lạnh và tươi được chứng nhận MSC trong danh mục riêng của mình

-            Sainsbury’s (Anh) sẽ chỉ sung cấp các sản phẩm thủy sản bền vững cho tới năm 2020

-            Carrefour (Nam Âu) tập trung bán nhiều hơn các sản phẩm MSC tại Pháp và Italy.

Do đó, vào năm 2015, tại một số của hàng bán lẻ thực phẩm đã có sẵn một số sản phẩm thủy sản được chứng nhận. Vì dụ, các sản phẩm thủy sản MSC đã thâm nhập chiếm khoảng 50% thị phần thị trường bán lẻ tại Hà Lan, Đức và Thụy Sĩ. Về khối lượng, Đức đang đứng đầu thị trường thủy sản được dán nhãn MSC tại Châu Âu. Các sản phẩm này tại Đan Mạch, Áo, Thụy Điển, Anh và Bỉ chiếm thị phần từ 10 – 40%. Tốc độ tăng trưởng thị phần của các sản phẩm tại Pháp cao nhất, nhưng thị phần vẫn chỉ dưới 5%. Italy và Tây Ban Nha vẫn là các thị trường rất mới mẻ, thị phần chỉ dưới 1%.

4 . Các yêu cầu mà các sản phẩm thủy sản sinh thái phải đám ứng để được phép bán tại thị trường châu Âu

Chứng nhận sinh thái

Sản xuất hữa cơ phải dựa trên cơ sở tự nguyện. Nếu một sản phẩm được quảng cáo là sinh thái, nó phải tuân theo các quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) về sản xuất sinh thái và quy định về dán nhãn cho các sản phẩm sinh thái. Các quy định quan trọng nhất là:

-            Nguồn nguyên liệu đầu vào: hạt, thức ăn hay cá bột phải là hữu cơ

-            Mật độ thả

-            Vị trí của hệ thống sản xuất..

Mặc dù có một hệ thống quản lý việc nuôi sinh thái, các nhãn hiệu quốc gia và tu nhân đã tồn tại một thời gian dài  cũng có thể sử dụng để dán nhãn các sản phẩm sinh thái trên toàn Châu Âu. Tuy nhiên, các logo này cần phải được kiểm tra để xem khả năng ứng dụng cho các sản phẩm bên ngoài Châu Âu. Ví dụ như chứng nhận sinh thái quốc gia cỉa Hiệp hội Đất đai tại Anh, Naturland và Bioland tại Đức.

Ghi chú: Mỹ vẫn chưa áp dựng một quy định cụ thể nào đối với các sản phẩm nuôi sinh thái. Và do đó, các sản phẩm nuôi này không thẻ được bán như các sản phẩm sinh thái tại thị trường Mỹ.

Biểu đồ: Phân khúc thị trường và các kênh phân phối thủy sản sinh thái tại Châu Âu

Các sản phẩm hữu cơ chủ yếu được bán tại các cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm hữu cơ. Ngày nay điều này đã khác, vì hầu hết các cửa hàng bán lẻ chính và thậm chí nhiều nhà phân phối cũng cung cấp một loạt sản phẩm hữu cơ.

Trong nhiều trường hợp, các nhà bán lẻ lớn nhất cung cấp các sản phẩm thủy sản nuôi sinh thái theo các nhà cung cấp tiêu chuẩn của họ. Ví dụ, một nhà NK tôm hàng đầu tại Châu Âu, có trụ sở đặt tại Hà Lan, NK tôm sinh thái từ Ecuador để cung cấp cho khách hàng thường xuyên của mình.

Các nhà NK chính thường nhập từ các nhà vừa SX vừa chế biến thủy sản sinh thái lớn. Họ không quan tâm đến đầu tư tàu chính cho các nàh cung cấp. Trong trường hợp khác, để tiết kiệm chi phí, Nhà NK chính cũng thu mua sản phẩm sinh thái từ các nhà NK chuyên biệt. Ngoài ra, các nhà NK chuyên biệt cung cấp trực tiếp cho các nhà bán lẻ chính.

Các chuỗi của hàng bán lẻ thực phẩm hữu cơ chuyên biệt chủ yếu lấy các sản phẩm thủy sản nuôi sinh thái từ các nàh NK chuyên biệt. Những chuỗi cung ứng này thường được xây dựng trên các mới quan hệ tin cậy lâu dài với độ minh bạch về giá trị gai tăng, chi phí và giá cả lâu dài.

Các kinh doanh chuyên biệt thường sẵn sàng đầu tư vào các mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và sản xuất tại nước thứ ba. Các công ty này thường tìm kiếm đối tác để tiến hành đầu tư chung vào các sản phẩm hữu cơ và cam kết thực hiện dự án một cách thành công.

Giá sản phẩm thủy sản sinh thái tại thị trường cuối cùng như thế nào?

Nhìn chung, giá các sản phẩm thủy sản sinh thái cao hơn đáng kể so với các sản phẩm thông thường tương đương. Điều này về cơ bản là do chi phí sản xuất (ban đầu) các sản phẩm thủy sản sinh thái cao hơn và chi phí bán hàng và phân phối cao hơn do khối lượng tương đối thấp so với các sản phẩm thủy sản

VÍ DỤ VỀ GIÁ TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN SINH THÁI, 2016

Sản phẩm

Giá (EUR)

Nước

01 miếng philê cá tra sinh thái đóng trong hộp nhựa 280g

19,99

Hà Lan

04 miếng philê cá tra sinh thái đóng trong hộp carton 400g

23,30

Thụy Sĩ

Tôm sinh thái đóng trong túi nhựa 225g

31,06

Hà Lan

Tôm sinh thái đóng trong túi nhựa 150g

26,67

Anh

01 miếng philê cá hồi sinh thái còn da đóng trong hộp 250g

27,96

Pháp

02 miếng philê cá hồi sinh thái bỏ da đống hộp carton 200gr

30,00

Đức

Khi so sánh giá của các sản phẩm thủy sản sinh thái và các sản phẩm thông thường, người ta có thể thấy giá cao hơn đối với các sản phẩm thủy sản sinh thái là điều chắc chắn. Trong khi giá NK các sản phẩm cá và thủy sản sinh thái cao hơn 15 – 20% so với các sản phẩm thông thường, đối với người tiêu dùng Châu Âu, sự khác biệt này có thể lên tới hơn 20%.

Chẳng hạn, tại Anh, giá cá hồi sinh thái cao hơn 25%. Một ví dụ khác là tôm, giá NK tôm sinh thái ở Pháp NK từ Madagasca cao hơn khoảng 10 – 20% so với mức giá trung bình của tôm NK tại Pháp, trong khi giá tiêu dùng cao hơn tới 30 – 40%.

Nhìn chung, giá các sản phẩm được dán nhãn bền vững, như ASC, BAP hay MSC, cao hơn 10 -14%. Ví dụ, người tiêu dùng phải trả giá cao hơn 13% cho sản phẩm cá hồi được dán nhãn MSC.

Giá cao hơn là cần thiết để hỗ trợ cho các yêu cầu tiêu chuẩn như việc thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Điều này đặc biệt xảy ra khi làm việc với các hộ sản xuất nhỏ.

(Theo CBI)

Kim Thu-Nguyễn Hà

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chính phủ giao các Bộ giải quyết sớm 3 kiến nghị của VASEP

 |  10:07 20/07/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của VASEP, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  14:05 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2024, kim ngạch XK cá tra đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra 6 tháng đầu năm nay đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Sysco, Trident bị yêu cầu cập nhật về cuộc điều tra nguồn lao động cưỡng bức

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) Sysco Corp., Trident Seafoods và High Liner Foods nằm trong số 13 công ty mua hải sản lớn được liên minh gồm 18 tổ chức phi chính phủ yêu cầu cung cấp thêm thông tin về các bước họ đang thực hiện để điều tra liên quan đến nguồn cung ứng từ các công ty Trung Quốc sử dụng lao động cưỡng bức.

Báo cáo mới tuyên bố Philippines không đáp ứng được nhu cầu của người lao động đánh bắt cá di cư

 |  08:30 19/07/2024

(vasep.com.vn) Một bài viết mới của các nhà báo điều tra tại Dự án Đại dương Phi pháp (OOP) đã cảnh báo Philippines chưa làm đủ để bảo vệ số lượng lớn công dân nước này đi khắp thế giới để làm việc trong ngành đánh bắt thủy sản.

Hội đồng Tôm Toàn cầu chưa có nguồn tài trợ cho hoạt động tiếp thị

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Gabriel Luna, một trong những người sáng lập Hội đồng Tôm Toàn cầu, đã thúc đẩy một khoản thuế bắt buộc tương tự như mô hình tài trợ được triển khai ở Na Uy.

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC