Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp sản xuất cá rô phi lớn, là quốc gia XK cá rô phi nhiều nhất thế giới. Mỹ là quốc gia tiêu thụ nhiều cá rô phi nhất thế giới, và Trung Quốc là nguồn cung chính cho thị trường này. Ngoài Trung Quốc, các nước như Indonesia, Việt Nam, Ecuador và Honduras cũng là các nhà cung cấp các sản phẩm cá rô phi cho thế giới.
Trong 11 năm kể từ năm 2010 -2021, sức tiêu thụ cá rô phi thế giới tăng trưởng 5,4%. Dự báo sản lượng rô phi năm 2024 đạt 7 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2023 và tăng 13% so với năm 2020. Tuy nhiên, với thực tế hiện tại, nguồn cung và thị trường tiêu thụ cá rô phi đang có những thay đổi.
Nguồn cung cá rô phi của Trung Quốc giảm
Năm tháng đầu năm nay, Trung Quốc chứng kiến giảm 20% tổng XK cá rô phi so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức thấp nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu (giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020).
Nguyên nhân của việc thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc là do: Năm 2023, thị trường bấp bênh, cung cầu không ổn định và việc người nuôi thua lỗ kéo dài đã khiến cho tình trạng người nuôi Trung Quốc không mặn mà với cá rô phi. Ngoài ra, các yếu tố khác như chi phí thức ăn tăng cao và điều kiện thời tiết bất lợi, dẫn đến chi phí nuôi tăng cũng tác động không nhỏ đến sự sụt giảm về tỷ lệ thả giống cũng như lượng thức ăn nuôi cá, nhiều trại sản xuất giống không muốn đầu tư mới. Đầu năm 2024, ngành cá rô phi bắt đầu phục hồi, tuy nhiên nguồn cung vẫn thiếu, khiến giá cao.
Đầu tháng 9/2024, siêu bão YAGI đổ bộ vào Văn Xương, Hải Nam và Trạm Giang, Quảng Đông gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến cung cấp điện và nước cho các trang trại và nhà máy chế biến. Việc mất điện nhiều tuần, khiến cá rô phi từ các trang trại Trung Quốc không được phát triển trong điều kiện tốt nhất, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm XK sang các thị trường.
Mặc dù các nhà máy chế biến tại Trung Quốc cơ bản khôi phục hoạt động, sản lượng nguyên liệu cá rô phi vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Dự báo, nhiều đơn hàng từ sẽ bị chậm trễ giao hàng, làm tăng áp lực lên giá cả tại thị trường Mỹ.
NK cá rô phi của Mỹ giảm mạnh
NK cá rô phi của Mỹ giảm mạnh do nguồn cung thấp từ Trung Quốc, gây áp lực tăng giá lên thị trường này.
Mỹ chủ yếu NK các sản phẩm như cá rô phi tươi sống, đông lạnh và phile đông lạnh. Tháng 5/2024, khối lượng NK phile cá rô phi ướp lạnh và đông lạnh của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm bùng dịch Covid-19. Cụ thể, NK phile cá rô phi tươi đạt 1.654 tấn, giảm 7% so với tháng 5/2023, với giá trị 16,1 triệu USD; NK phile đông lạnh đạt 6.598 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 30,9 triệu USD, trong đó, 5.742 tấn đến từ Trung Quốc. Năm tháng đầu năm 2024, NK phile cá rô phi tươi của Mỹ giảm 16%, và lượng phile đông lạnh giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng NK phile tươi và đông lạnh dự kiến sẽ ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, ảnh hưởng đến cung cấp và tiêu dùng trên thị trường Mỹ. Do nguồn cung eo hẹp từ Trung Quốc, 5 tháng đầu năm nay, Mỹ tăng 3,5% NK phile tươi từ Colombia. Riêng tháng 5/2024, quốc gia này mua từ Colombia 677 tấn, trị giá 700 triệu USD.
Ngoài Trung Quốc, 5 tháng đầu năm nay, Mỹ cũng giảm NK cá rô phi từ một số quốc gia Mỹ Latin khác. Tháng 3 thường là tháng cao điểm tiêu thụ cá rô phi ở Mỹ, nhưng NK năm nay ở mức thấp nhất trong gần 12 năm, với các lô hàng từ các nguồn chính như Honduras, Mexico và Costa Rica đều giảm. Tính đến tháng 5/20224, NK cá rô phi của Mỹ từ Costa Rica đạt 2.541 tấn, trị giá 2,5 triệu USD, giảm 25%; Honduras đạt 182 tấn, trị giá 1,72 triệu USD, giảm 69%; và Mexico đạt 86 tấn trị giá 741.000 USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi bùng phát tại các trại nuôi ở Nam Mỹ vào năm 2021 vẫn tiếp diễn đến năm 2024, ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia này.
Brazil là quốc gia duy nhất ở Mỹ Latin tăng XK phile cá rô phi tươi sang Mỹ. Năm tháng đầu năm nay, XK phile tươi cá rô phi của Brazil sang Mỹ đạt 1.614 tấn, chiếm 19% thị phần sản phẩm này tại Mỹ. Dự kiến, khối lượng này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2024.
XK cá rô phi Brazil sang Mỹ dự kiến tăng
Tháng 9/2024, Brazil XK 1.600 tấn sản phẩm cá rô phi (bao gồm cả phile), tăng 17,4% so với tháng 8/2024 và tăng 60,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ mới đây bãi bỏ yêu cầu Chứng nhận kiểm dịch cá rô phi Brazil. XK cá rô phi ướp lạnh của Brazil sang Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025.
Trung bình mỗi năm Brazil XK khoảng 13.000 tấn phile cá rô phi ướp lạnh sang Mỹ. Một công ty sản xuất cá rô phi của Brazil cho biết, họ có thể vận chuyển cá rô phi đến Bờ Đông nước Mỹ để phân phối trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch và hiện sản xuất khoảng 20.000 tấn cá rô phi mỗi năm.
Sản phẩm cá rô phi của Brazil đang tăng trưởng ổn định và nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng 8% năm 2023 và 9% năm 2024 dự kiến là 7% vào năm 2025, với tổng sản lượng vượt 500.000 tấn.
Dự kiến, năm 2030, sản lượng cá rô phi hàng năm của Brazil sẽ tăng lên 1,2 triệu tấn. Tiến bộ về công nghệ, nguồn cung cấp ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi dồi dào của Brazil, vào đầu thập kỷ tới, sản lượng cá rô phi sẽ chiếm 80% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Brazil.
Tác động đến cá tra Việt Nam
Nguồn cung cá rô phi từ Trung Quốc cho Mỹ giảm, khiến giá cá tăng. Đây có thể là cơ hội cho cá thịt trắng Việt (chủ yếu là cá tra). Tuy nhiên, cơ hội không chỉ dành riêng cho Việt Nam, nhiều nhà cung cấp cá thịt trắng khác cũng tập trung sâu hơn vào thị trường này, điển hình là Brazil với các sản phẩm cá rô phi.
DN Việt Nam nên đầu tư vào chất lượng sản phẩm, công nghệ, dây chuyền sản xuất, phát triển thêm các sản phẩm GTGT bên cạnh sản phẩm chủ lực là phile đông lạnh, và truyền thông mạnh mẽ để lan tỏa rộng hơn về loài cá dinh dưỡng nhưng giá cả hợp lý đến từ Việt Nam.
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), kể từ tháng 2 đến tháng 8/2024, phile cá tra đông lạnh vượt qua phile cá rô phi, trở thành sản phẩm cá thịt trắng được tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến ngày 15/10/2024, XK cá tra Việt Nam đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2024.
Tối 23/12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024" tại TP.HCM. Đây là lần thứ 2 (sau năm 2022), VASEP tổ chức hoạt động này nhằm nhìn lại kết quả và hướng tới những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Nghề lưới kéo bị đình chỉ tại các cảng lớn của Tây Ban Nha khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài Ủy ban Châu Âu tại Madrid.
(vasep.com.vn) Sáng ngày 23/12/2024, VASEP đã tổ chức thành công Hội nghị: Đánh giá 01 năm hoạt động của CLB surimi và bột cá VASEP. Tham dự với Hội nghị có ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản, bà Đoàn Phương Lan - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Thành Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Trung Đông - Châu Phi Bộ Ngoại giao, ông Nguyễn Đình Thụ - Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và phát triển Thị trường khu vực Nam bộ, đại diện Sở NN&PTNT một số tỉnh thành và các DN thành viên CLB,...
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng nêu ra những yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tại buổi lễ.
Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024".
(vasep.com.vn) Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở cấp độ châu Âu. Bà Aurora de Blas, Tổng Giám đốc Quản lý Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, góp phần tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết cod và cá haddock chưa rút ruột tại Iceland đang giảm trong tuần 51 (16-22/12/2024) trong bối cảnh khối lượng bán ra ổn định trong tuần cuối cùng trước Giáng sinh.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu cá trích đông lạnh nguyên con của Na Uy đã giảm trong 2 tuần đầu tháng 12/2024 (tuần 49 và 50/2024), trong khi giá phi lê cá trích tăng vào tuần 49 rồi lại giảm vào tuần 50.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn