Tham luận của VASEP tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN ngày 9/5/2020

Chính sách 17:19 18/05/2020
(vasep.com.vn) Sáng 9/5, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN tổ chức theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp với chủ đề: “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”, đã diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng Thư ký VASEP ông Trương Đình Hòe đã có bài tham luận về các khó khăn, cơ hội, thách thức của ngành và đề xuất với Thủ tướng cùng các Bộ ngành một số giải pháp để thích ứng và phát triển. Dưới đây là nguyên văn bài tham luận của VASEP tại Hội nghị.

HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM (VASEP)

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP

PHỤC HỒI NGÀNH THỦY SẢN NHẰM THÍCH ỨNG, ĐỔI MỚI & PHÁT TRIỂN

------------o0o------------

Kính thưa: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

            Xin thay mặt cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cùng cộng đồng DN trong chuỗi sản xuất thuỷ sản cảm ơn Thủ tướng và các Bộ ngành đã luôn quan tâm chỉ đạo để từng bước đưa ngành thuỷ sản lên một tầm cao mới trong sản xuất-thương mại XNK toàn cầu, hội nhập hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn để góp phần không nhỏ trong vị thế mới của đất nước, trong cân đối vĩ mô và an sinh xã hội.

            Ngành thuỷ sản Việt Nam với gần 700 nhà máy quy mô công nghiệp và hàng trăm cơ sở SX gia đình quy mô nhỏ -  gắn liền với sinh kế của hàng triệu nông-ngư dân trên toàn quốc, trong ít nhất 20 năm qua với nguồn lực nội tại của chính mình đã vươn lên TOP4 quốc gia sản xuất và cung ứng thực phẩm thuỷ sản hàng đầu trên thế giới với những mặt hàng “made in Việt Nam” có giá trị & uy tín cao như Tôm, cá Tra, cá ngừ; và là TOP10 ngành hàng mang lại kim ngạch XK lớn hàng năm cho đất nước.

            Dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu trong hơn 2 tháng qua và tác động mạnh tại các quốc gia là thị trường chính tiêu thụ thuỷ sản của Việt Nam, đã tác động tiêu cực ngay tới các DN và nông-ngư dân trong chuỗi SX thuỷ sản của chúng ta. Với các diễn biến khá nhanh trong thời gian qua, Hiệp hội xin tổng hợp ngắn gọn các khó khăn, cơ hội, thách thức và đề xuất với Thủ tướng cùng các Bộ ngành một số giải pháp để thích ứng và phát triển.

Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP phát biểu tại Hội nghị

A.   HIỆN TRẠNG VÀ CÁC KHÓ KHĂN HIỆN TẠI CỦA DN SXKD THỦY SẢN:

I.    Hiện trạng:

Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến SX và XK thủy sản của Việt Nam trong Quý I-II/2020:

- Về kim ngạch XK: XK thủy sản của cả nước 4 tháng đầu năm 2020 đạt khoảng 2,23 tỷ USD, giảm -8% so với cùng kỳ năm 2019. Chuỗi cung ứng nguyên liệu và cung ứng thành phẩm bị “đứt gãy”, dòng hàng & dòng tiền đều thiếu hụt hoặc ùn ứ/tồn kho trong bối cảnh DN phải gia tăng tối đa trách nhiệm xã hội với chuỗi và với người lao động khiến DN chịu nhiều khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch Covid-19.

-  Về thị trường nhập khẩu: Những thị trường lớn bị tác động giảm nhiều nhất gồm Trung Quốc (-17%), EU (-18%), Hàn Quốc (-11%) và ASEAN (- 10%).

-   Về mặt hàng: XK cá tra giảm mạnh nhất trên -26%, mực-bạch tuộc giảm -22%, cá ngừ giảm -14% trong khi XK tôm thì mức tăng tụt giảm lớn chỉ còn tăng ít khoảng 2,4%

Tuy nhiên, có thể nói ngành XK thuỷ sản đã vượt qua dịch Covid-19 và đang hướng tới phục hồi nhanh để phấn đấu cho mục tiêu kim ngạch XK năm nay không bị sụt giảm so với năm 2019 (8,6 tỷ USD).

   II.        Khó khăn của DN thủy sản trong bối cảnh mới:

1.     Về tâm lý và xu hướng của thị trường tiêu dùng thế giới:

Do các lệnh cấm/phong tỏa của nhiều quốc gia và nỗi sợ tiềm tàng của người tiêu dùng từ dịch Covid–19 đã tạo ra các thay đổi lớn về thị trường tiêu thụ:

- Hệ thống nhà hàng và ăn uống (HORECA) sụt giảm lớn;

-  Thu nhập của người tiêu dùng giảm nên đa phần có xu hướng giảm tiêu thụ các sản phẩm cao cấp, tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, trung cấp và thấp cấp. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới xu hướng giá sản phẩm giảm trong thời gian tới.

-  Xu thế bán hàng trực tuyến và tiêu dùng tại nhà tăng lên

-  Nhu cầu ứng dụng công nghệ (nhất là công nghệ số) gia tăng đáng kể.

2.     Về tình hình đơn hàng và XK thủy sản

a.   Về đơn hàng

- Đối với các đơn hàng đã ký:

§  Các đơn hàng vẫn được giao theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm khoảng 50%.

§  Tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn và tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng hoặc hủy khá cao trong đợt dịch: lần lượt 20-40% 20-30%

- Đối với các đơn hàng cho Quý II, III/2020:

§  Việc ký các đơn hàng mới cũng khó khăn, đặc biệt tại các nhóm thị trường chính như Mỹ, Nhật, EU. Thị trường Trung Quốc hồi phục sớm hơn và đang có các chuyển biến tích cực.

§  Không ít các DN vừa và nhỏ gần như không có các đơn hàng mới trong Quý II-III/2020, một số DN có được đơn hàng mới nhưng với sản lượng ký không nhiều 

b.  Vấn đề thanh toán: nhiều khách hàng nước ngoài yêu cầu lùi thời gian thanh toán tới vài tháng, thậm chí yêu cầu phải giảm giá sâu các lô hàng đã nhận trước đó  => các DN không xoay vòng được vốn để thanh toán các khoản vay với ngân hàng và nhiều chi phí phải trả khác (lương, nguyên liệu-vật tư đầu vào, thuế-phí….)

3.     Tình hình SX nguyên liệu thủy sản trong thời gian chống dịch và giai đoạn tới:

-     Nuôi trồng thủy sản: Xâm nhập mặn, nắng nóng tại các tỉnh ĐBSCL đang ảnh hưởng xấu đến NTTS. Dịch covid-19 khiến nhiều đơn hàng ở các nước NK bị hoãn hoặc gián đoạn, đã tác động dội lại nguồn cung nguyên liệu. Tình trạng ùn ứ nguyên liệu và thiếu kho lạnh trữ hàng cục bộ đã xảy ra. Khiến giá tôm & cá tra nguyên liệu giảm mạnh trong giai đoạn tháng 3-4/2020. Và đang dễ tạo ra tâm lý người dân e dè thả giống tiếp, nhất là mặt hàng tôm, khiến chúng ta có thể mất thế chủ động tận dụng cơ hội thị trường phục hồi mạnh trong 3 tháng tới.

-     Khai thác biển: Dịch covid khiến hoạt động khai thác biển bị ảnh hưởng, sản lượng thấp và thiếu ổn định – do việc đứt gãy của nhiều đơn hàng và tình trạng thiếu kho lạnh trữ sản phẩm cũng đã ảnh hưởng cục bộ đến các chuyến biển và tình hình khai thác của ngư dân. Giá nguyên liệu giảm sâu dẫn đến các tập đoàn đánh bắt lớn trên thế giới và ngư dân trong nước cũng hạn chế đánh bắt nguyên liệu vì lợi nhuận không có gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến. Một số DN vẫn nhận được đơn hàng cá ngừ đóng hộp (ăn liền) nhưng không thu mua đủ nguyên liệu.

-     Nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất XK bị thiếu hụt:

§  Với các DN hải sản khai thác: nguồn nguyên liệu NK bị thiếu khoảng 50%.

§  Với các DN tôm: Do các đơn hàng bị giảm, công suất kho lạnh trữ hàng hạn chế nên hầu hết ngưng nhập khẩu tôm.

-     Dự kiến: nếu dịch Covid-19 được kiểm soát, nguồn nguyên liệu trong nửa cuối năm 2020 cũng chỉ có thể đáp ứng tối đa 50% - 70% nhu cầu SX để XK và bán nội địa.

4.     Tình hình vận chuyển hàng hóa trong giai đoạn dịch Covid-19:

-       Trong hơn 2 tháng qua, cùng với diến tiến nhanh của dịch Covid-19, nhiều chuyến tàu biển bị trì hoãn nhiều ngày, thậm chí bị hủy chuyến.

-        Các hãng tàu biển đã cắt giảm các chuyến tàu, thay đổi hành trình và cảng đến - làm cho thời gian vận chuyển dài, hoặc không chuyển được hàng cho khách. DN bị phát sinh nhiều chi phí.

-         Việc NK và thông quan hàng hóa ở các nước bị ngưng trệ, lệnh phong tỏa ở một số nước làm các cảng biển bị ùn ứ gây thiếu container lạnh.

-        Chứng từ gốc (H/C, C/O,…) đến chậm hơn các lô hàng (cả cho chiều NK và chiều XK) ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thông quan các lô hàng.

-         Quá trình phục hồi của vận chuyển biển sẽ có độ trễ so với quá trình phục hồi của sản xuất XK, tác động đến giá thành vận chuyển sẽ tăng lên trong giai đoạn chưa bình thường được và dễ dàng tạo ra (set-up) mặt bằng giá mới cao hơn.

5.     Tình hình tài chính của DN:

-       DN thu hồi tiền hàng từ khách hàng chậm. Doanh thu XK giảm mạnh => DN không xoay vòng được vốn, thiếu các dòng tiền trả các khoản vay ngân hàng, các khoản phải trả khác (bao bì, phụ gia, lương…) và các khoản đóng góp khác (thuế, phí, kinh phí công đoàn, BHXH…). Mức độ ảnh hưởng có khác nhau giữa các DN, nhưng đây là tình trạng chung trong hơn 2 tháng qua.

-       Các chi phí đầu vào tăng cao đáng kể: như điện, nước, nguyên vật liệu, tiền lương công nhân…

-      DN bị “gánh” thêm nhiều loại chi phí phát sinh: DN bị phát sinh nhiều khoản chi phí mới như chi phí thay đổi hành trình của tàu, thay đổi cảng đến, chi phí lưu cont tại cảng,... chi phí mua trang thiết bị y tế để phòng tránh dịch Covid-19.

-       Chính vì vậy, VASEP và nhiều Hiệp hội ngành hàng trong hơn 2 tháng qua đã có một số văn bản đề xuất-kiến nghị các hỗ trợ/tiếp sức của Chính phủ để DN có thể trụ & có sức phục hồi cho phát triển sau dịch. Một số các đề xuất trong số các kiến nghị của Hiệp hội đã được Chính phủ & các Bộ ngành kịp thời đưa ra thời gian qua.

B.   THÁCH THỨC VỚI NGÀNH THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH MỚI:

1.    Sức mua từ các thị trường giảm và phục hồi “thận trọng”:

§  Sẽ có 1 số DN bị đào thải: đóng cửa/phá sản hay bán lại cho nhà đầu tư khác.

§  Nợ xấu có thể sẽ gia tăng, ảnh hưởng đến cả các ngành có liên quan (bảo hiểm, ngân hàng, các ngành phụ trợ như SX thuốc, hóa chất, bao bì vật tư,…)

2.    Chi phí SX tăng cao.

3.    Tình trạng treo ao xảy ra với quy mô không nhỏ khiến nguyên liệu càng thêm thiếu hụt trong tương lai và giá nguyên liệu sẽ tăng cao. Tương tự vậy là tình trạng sản lượng khai thác biển.

4.    Chuỗi cung ứng bị gián đoạn

5.    Lượng tồn kho tăng và tình trạng thiếu hụt kho lạnh tiếp tục gia tăng. Qua đại dịch Covid-19, thấy rõ một điểm yếu của ngành nông-thuỷ sản là vấn đề bảo quản sau thu hoạch. Hàng loạt hàng hoá ách tắc tại cửa khẩu biên giới, không có hệ thống kho lạnh ngoại quan hỗ trợ XNK. Doanh nghiệp cũng không đủ công suất kho lạnh để chứa hàng hoá và nguyên liệu. Các cơ chế-chính sách hiện có cho nhu cầu đầu tư kho bảo quản thủ tục còn phức tạp và kể cả phê duyệt thì lãi suất ưu đãi sau đó cũng chỉ thấp hơn lãi suất vay trung hạn thương mại một chút, không thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực này..

6.    Lao động sẽ thiếu và ngày càng khó khăn.

C.   CƠ HỘI CỦA NGÀNH THỦY SẢN ĐỂ THÍCH ỨNG, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN TỚI:

1.    Với quyết sách & phương châm chống dịch vô cùng hiệu quả của Chính phủ, an sinh xã hội kèm phát triển kinh tế đã phát huy tác dụng khiến cho: i) Niềm tin của các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu-bán lẻ với Việt Nam, với thủy sản Việt Nam gia tăng đáng kể hiện nay; ii) Doanh nghiệp và người dân tin tưởng, tiếp tục thả nuôi và tham gia sản xuất ngay khi dịch được kiểm soát.

2.    Các quốc gia sản xuất thuỷ sản cạnh tranh chính với Việt Nam như Ấn Độ, Ecuado phải phong toả cách ly chống dịch, giảm đáng kể đến 50% sản lượng SX & XK; Indonesia hay Philipin, Thái Lan cũng giảm khoảng 30%. Các nước này sẽ có độ trễ đáng kể hơn Việt Nam về phục hồi SX (sau dịch) để duy trì nguồn cung thủy sản cho thế giới. Đây là cơ hội lớn cho thuỷ sản VN.

3.    Chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hầu như không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các ngành hàng phụ trợ cho SX thủy sản (SX thuốc, hóa chất, bao bì vật tư, trang thiết bị, dụng cụ cho NTTS, chế biến,…) có cơ hội phát triển tại Việt Nam, từ đó tạo điều kiện để các DN thủy sản chủ động hơn trong SX

4.    Sẽ có sự dịch chuyển SX từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra “chiến tranh” thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid -19.

5.    Nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là thuỷ sản theo dự báo sẽ tăng mạnh sau dịch. 

D.   ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ NGÀNH:

TRONG NGẮN HẠN:

1.    Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành cho DN bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng như hậu Covid-19.

2.    Chính phủ và các Bộ hỗ trợ cho Bộ NNPTNT đẩy mạnh việc chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm và ngư dân khai thác biển để có thể thực hiện ngay từ tháng 5/2020 thả lại tôm, khai thác biển nhằm bắt kịp giai đoạn tháng 7-8/2020 khi chúng ta có cơ hội lớn về thị trường - thị trường thế giới phục hồi, tăng tiêu thụ cao trở lại trong khi một số nước SX cạnh tranh chưa quay lại sản xuất bình thường.

3.    Ban hành và thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ để DN thu hút được nguồn lao động (hỗ trợ an sinh cho NLĐ qua các gói chính sách đã có của CP; các gói cho DN vay để trả lương cho NLĐ, …). Thiếu lao động đang là mối lo ngại đối với cộng đồng DN trong chuỗi sản xuất-tiêu thụ thủy sản.

4.    Thúc đẩy hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường kinh doanhtăng cường các dịch vụ công trực tuyến để giảm bớt các gánh nặng tuân thủ, tiết giảm thời gian, chi phí làm thủ tục cho DN và người dân (bãi bỏ quy định việc sử dụng MSMV nước ngoài tại NĐ 74/2018; xác lập hàng “chế biến” đối với sản phẩm thuỷ sản thay vì bị áp đặt là sơ chế khi tính thuế TNDN; cải thiện công tác kiểm soát nhập khẩu nguyên liệu cho CBXK và GCXK theo nguyên tắc quản lý rủi ro; sửa đổi quy định chung chung công việc CBTS là “nặng nhọc độc hại”; sửa đổi quy định chỉ tiêu phospho trong nước thải CBTS đã xử lý từ 20ppm lên 50ppm..v....v....).

5.    Có chính sách hỗ trợ DN chuẩn bị điều kiện hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư mới do sự chuyển dịch SX từ Trung Quốc sang Việt Nam (cơ chế xây dựng kho lạnh trữ hàng, điều chỉnh mức đánh giá rủi ro tín dụng cao đối với nhóm ngành hàng thuỷ sản, ..) 

TRONG DÀI HẠN:

1.    Thủ tướng Chính phủ và các Bộ xem xét tạo điều kiện và hỗ trợ cho DN thủy sản thực hiện phát triển thị trường và nghiên cứu phát triển trong bối cảnh mới:

a.   Thúc đẩy EVFTA có hiệu lực sớm nhất có thể, để các DN tranh thủ tăng cường tiêu thụ thuỷ sản ở thị trường EU rộng lớn trước các lợi thế so sánh với một số quốc gia XK cạnh tranh.

b.   Chỉ đạo và có cơ chế để khôi phục hoặc tái lập Quỹ Phát triển thị trường thủy sản

c.   Ban hành chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn SX.

2.    Hỗ trợ phát triển và tăng sức cạnh tranh cho ngành nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh các nước trong khu vực đang có giá thành nuôi tốt hơn:

a.    Mở rộng thêm tín dụng cho xây dựng trại nuôi mới và mở rộng các trại nuôi

b.    Khuyến khích các công nghệ nuôi tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, tăng cao năng suất và giảm dịch bệnh trong NTTS

c.    Khuyến khích các ngành SX phụ trợ phát triển để chủ động được nguồn lực và ngăn chặn việc con giống, thức ăn tăng giá mỗi đầu vụ SX.

d.    Cần được ưu tiên hàng đầu việc phát triển nguồn giống trong ngành thủy sản:

§  Có chính sách về ưu đãi và hổ trợ phát triển nguồn giống

§  Có cơ chế cho DN liên kết hợp tác đầu tư trong SX giống với các cơ sở trong và ngoài nước.

3.    Thúc đẩy và hỗ trợ mạnh cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thuỷ sản. Trước mắt xin đề xuất 2 dự án:

a)    Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động nuôi tôm ở Việt Nam nhằm giúp người nuôi tôm VN tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin (kỹ thuật nuôi tôm, giá cả và thông tin thị trường), kết nối thị trường (trao đổi hàng hoá, mua sắm thiết bị, công nghệ), trao đổi kinh nghiệm

b)    Triển khai sàn giao dịch điện tử cho con giống tiến tới có thể phát triển hình thức mua bán tương lai mặt hàng con giống theo mục tiêu quản lý chất lượng và giảm giá thành

4.    Nghiên cứu và xây dựng chiến lược đầu tư cho thương mại nông-thuỷ sản khu vực biên giới để phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn nữa. Kiến nghị nghiên cứu cách tổ chức các Trung tâm phân phối hàng thuỷ sản ở phía Việt Nam cung cấp thường xuyên và ổn định cho nhu cầu ở phía các tỉnh giáp biên của Trung Quốc.

----------------- oOo ---------------

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

Đề xuất các chỉ số bền vững mới cho thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản

 |  08:54 18/07/2024

(vasep.com.vn)Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đề xuất sử dụng đánh giá vòng đời (LCA) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bài đánh giá được công bố trên tạp chí Reviews in Fisheries Science and Aquaculture đề xuất sử dụng LCA để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC