Cơ hội mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam

Chính sách 08:45 04/07/2024 Kim Thu
Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.

 

Nỗ lực thúc đẩy Chứng Chỉ Halal Việt Nam

Thời gian qua Việt Nam đã có những bước tiến trong tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp, tuy nhiên cơ sở hạ tầng cấp chứng nhận Halal còn đi sau một số quốc gia trong khu vực. Việt Nam thiếu một hệ thống chứng nhận Halal chuẩn hóa và được công nhận rộng rãi, nguyên nhân một phần là do nhu cầu trong nước về các sản phẩm được chứng nhận Halal tại Việt Nam chưa cao.

Trước nhu cầu đẩy mạnh tiếp cận thị trường Halal quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh các hoạt động về chứng nhận Halal. Trung tâm HALCERT mới thành lập có chức năng giám sát các hoạt động chứng nhận Halal của Việt Nam; thúc đẩy trao đổi, đào tạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Halal. Hiện có khoảng 50 công ty tại Việt Nam đã nhận được chứng nhận Halal, với các sản phẩm chính là thủy sản, đồ uống và bánh kẹo.

Tiềm năng xuất khẩu Halal của Việt Nam

Việt Nam có tiềm năng lớn để khai thác ngành công nghiệp thực phẩm Halal toàn cầu. Việt Nam đã nằm trong top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Một số công ty Việt Nam đã thâm nhập thị trường Halal, trong đó tập đoàn thủy sản Minh Phú, một trong những nhà sản xuất tôm lớn nhất Việt Nam, đã tăng lượng hàng xuất khẩu sang các nước Hồi giáo sau khi nhận được chứng nhận Halal. Tương tự, công ty sữa lớn nhất Việt Nam Vinamilk đã mở rộng danh mục sản phẩm được cấp chứng nhận Halal nhằm tiếp cận các thị trường mới ở Trung Đông và Đông Nam Á

Việt Nam đang thúc đẩy hợp tác với các cơ quan chứng nhận Halal quốc tế và các nước OIC để đảm bảo các sản phẩm Halal của mình đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu. Vừa qua Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận với các cơ quan Halal của Malaysia và Indonesia về công nhận lẫn nhau tiêu chuẩn chứng nhận Halal, giúp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường.

Cơ hội của Việt Nam tại thị trường Halal khu vực

Đông Nam Á có tiềm năng trở thành thị trường Halal quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam. Trong đó, quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới Indonesia có dung lượng hơn 200 tỷ USD. Vị trí địa lý gần gũi với Indonesia giúp Việt Nam có lợi thế trong việc tiếp cận thị trường này với nhiều mặt hàng và lĩnh vực như thực phẩm và đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang và du lịch.

Khi thâm nhập thị trường Halal Indonesia, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt các quy định mới nhất về sản phẩm Halal của nước này. Vừa qua, Chính phủ Indonesia đã ban hành Luật Bảo đảm Sản phẩm Halal (Luật số 39 năm 2021), quy định danh mục các hàng hóa và dịch vụ cần có chứng chỉ Halal. Bên cạnh thực phẩm và đồ uống, luật này còn quy định các lĩnh vực tiêu dùng như mỹ phẩm, thuốc, vật tư và thiết bị y tế, quần áo, văn phòng phẩm và thiết bị gia dụng. Theo quy định, các sản phẩm phải có chứng nhận Halal trong khoảng thời gian từ tháng 10/2024 đến tháng 10/2034.

(Theo ĐSQ Việt Nam tại Brunei Darussalam)

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam tại chuyên mục Chính sách của Hiệp hội VASEP
halal xuat khau halal cua viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hạn ngạch khai thác cá minh thái Biển Barents năm 2025 giảm

 |  08:48 04/07/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học thủy sản khuyến nghị giảm 31% hạn ngạch đánh bắt cá tuyết Biển Barents năm 2025, xuống còn 311.587 tấn, trong bối cảnh giá nguyên liệu cá tuyết Na Uy đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam

 |  08:45 04/07/2024

Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.

Thêm một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc bị cấm xuất khẩu sang Mỹ

 |  08:42 04/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã bổ sung thêm một nhà chế biến thủy sản lớn khác của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ vì vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời đóng cửa đối với nguồn tôm đỏ chế biến chính của Argentina.

Ngành thủy sản Nhật Bản chuyển hướng khi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục

 |  08:37 04/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2023 , làm chệch hướng các kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu đầy tham vọng của nước này. Để ứng phó, chính phủ và ngành thủy sản Nhật Bản đã nỗ lực nhanh chóng tìm kiếm thị trường, kênh chế biến mới. Một trong nhiều sáng kiến ​​được ngành thủy sản Nhật Bản thực hiện là chuyển hướng nỗ lực chế biến sang Mexico, cho phép Mỹ tiếp cận dễ dàng hơn.

MSC thực hiện ‘đánh giá toàn diện’ phiên bản mới còn gây tranh cãi

 |  08:49 03/07/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho biết họ đang giải quyết những thách thức phát sinh và được xác định từ việc áp dụng thực tế phiên bản thứ ba (V3) thuộc tiêu chuẩn của họ, với kế hoạch thực hiện "đánh giá toàn diện".

Vụ cá cơm ở bắc Peru kết thúc với gần hết hạn ngạch

 |  08:46 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá cơm ở trung bắc Peru sắp kết thúc, với dưới 2% hạn ngạch còn lại.

Mozambique thiệt hại 70 triệu USD mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:44 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mozambique thiệt hại từ 60 đến 70 triệu đô la mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp và trốn thuế bởi các tàu không được cấp phép thực hiện các hoạt động hàng hải.

Cà Mau: Nuôi tôm 'thuận thiên' trước thách thức biến đổi khí hậu

 |  09:16 02/07/2024

Tình trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi cho người nuôi tôm. Trước thực trạng đó, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình theo hướng “thuận thiên” nhằm giúp ngành tôm - ngành hàng số một của địa phương phát triển ổn định, bền vững trước các thách thức được dự báo sẽ có nhiều khó khăn.

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

 |  09:10 02/07/2024

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC