Thái Lan có thể tăng nhập khẩu tôm để đáp ứng nhu cầu nội địa

Thị trường thế giới 08:53 16/12/2022 Kim Thu
(vasep.com.vn) Vốn là nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới nhưng hiện nay sản lượng tôm của Thái Lan đang sụt giảm mạnh do dịch bệnh. Do vậy, nước này đang “ủng hộ” cho tôm nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Sản lượng tôm của Thái Lan đang trên đà giảm một nửa so với mức cao nhất trong năm nay khi dịch bệnh gây thiệt hại tới các trang trại của nước này, gây áp lực lên Chính phủ trong việc đảm bảo đủ nguồn cung cho người tiêu dùng trong nước, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

Tôm rất quan trọng đối với đời sống của Thái Lan, không chỉ là nguyên liệu chính trong các món ăn địa phương như tom yum mà còn là động lực kinh tế. Tôm sú và tôm chân trắng là một trong những mặt hàng XK chủ lực của đất nước.

Ngành tôm Thái Lan đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các dịch bệnh như Hội chứng tôm chết sớm (EMS) trong hơn 10 năm qua. Sản lượng tôm của nước này dự kiến chỉ đạt 270.000 tấn trong năm 2022, giảm mạnh so mức đỉnh hơn 600.000 tấn trong năm 2021. Thái Lan là quốc gia XK tôm hàng đầu thế giới cho tới năm 2012, nhưng đã tụt lại phía sau Ấn Độ và Ecuador vào năm 2016.

Tháng 8/2022, chính phủ Thái Lan đã đưa ra quyết định bất thường khi nhập khẩu khoảng 10.000 tấn tôm từ Ecuador và Ấn Độ để đối phó với tình trạng thiếu hụt ngày càng tăng trong nước. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Thái Lan Chalermchai Suwannarak cho biết, các bên liên quan đã đồng ý cho phép NK.

Tuy nhiên, nhiều lo ngại rằng, việc tăng nguồn cung tôm trong nước thông qua NK có thể khiến giá giảm. Nhiều người trong số 30.000 người nuôi tôm của Thái Lan điều hành quy mô sản xuất cực kỳ nhỏ, ít khả năng thương lượng hơn so với các công ty chế biến-những đơn vị đã mua ở mức giá sàn hoặc quanh mức giá sàn. Điều này rất đáng lo ngại bởi đây có thể là lí do khiến nhiều nông dân nuôi tôm nước này rời khỏi ngành, cản trở sự hồi phục của sản xuất tôm trong nước.

Đảm bảo nguồn cung tôm ổn định sẽ đòi hỏi phải chi tiêu đáng kể cho nghiên cứu, bao gồm cả giải pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Người đứng đầu nhóm sản xuất Hiệp hội tôm Thái Lan cho biết, hỗ trợ lâu dài, chẳng hạn như chia sẻ bí quyết về thực hành nuôi tốt hơn là rất quan trọng.

Phần lớn tôm XK của Thái Lan là sang Mỹ, tiếp theo là Nhật Bản. Tôm là một nguyên liệu phổ biến trong các mặt hàng thực phẩm đông lạnh ở Nhật Bản và sự thiếu hụt ở Thái Lan có thể khiến giá tôm tăng lên.

Thái Lan đặt mục tiêu sản xuất 400.000 tấn tôm mỗi năm sớm nhất là vào năm 2023. Giải quyết những thách thức và lo ngại sẽ là chìa khóa để đạt được mục tiêu này.

nhap khau tom cua thai lan

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu bột cá của Peru năm 2024 tăng 74%

 |  08:55 03/01/2025

(vasep.com.vn) Ngành thuỷ sản của Peru đang đối mặt với những thách thức đáng kể khi năm 2024 khép lại, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt phục vụ tiêu thụ trực tiếp, bất chấp sự tăng trưởng tích cực trong xuất khẩu bột cá và dầu cá.

Nhóm bảo tồn Canada quan ngại về dữ liệu trữ lượng cá trích

 |  08:26 03/01/2025

(vasep.com.vn) Một nhóm bảo tồn đại dương ở Canada đang nêu lên mối lo ngại về tính khả dụng của dữ liệu về trữ lượng cá trích ở bờ biển phía đông của đất nước này.

Gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm

 |  08:23 03/01/2025

Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm đang được triển khai thí điểm tại Phú Yên và dự kiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lợi ích đằng sau tín chỉ carbon còn lớn hơn rất nhiều

 |  09:52 02/01/2025

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, thị trường tín chỉ carbon là điều rất mới với thế giới và Việt Nam. Lợi ích đằng sau còn lớn hơn rất nhiều lần khi người dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Mỹ: Sản lượng sò điệp giảm trong tuần cuối cùng của năm 2024

 |  08:44 02/01/2025

(vasep.com.vn) Những người thu hoạch sò điệp Đại Tây Dương ( Placopecten magellanicus ) của Hoa Kỳ đã kết thúc năm 2024 với khối lượng đánh bắt thấp. Họ chỉ mang về 66.012 pound cho phiên đấu giá hải sản ở New Bedford, Massachusetts, trong tuần 52 của năm 2024 (23-29/12).

Nga phê duyệt phân bổ hạn ngạch khai thác Viễn Đông cho năm 2025

 |  08:41 02/01/2025

(vasep.com.vn) Cơ quan nghề cá Rosrybolovstvo của Nga đã thông qua các quy định mới phân bổ hạn ngạch đánh bắt thường xuyên và đầu tư cho năm 2025, dựa trên mức tổng sản lượng đánh bắt được phép (TAC) mới cho lưu vực Viễn Đông.

Xuất khẩu thủy sản năm 2025- nhiều cơ hội và không ít thách thức

 |  10:00 01/01/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, XK thủy sản Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thách thức về nguồn nguyên liệu, nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng, rào cản thị trường tăng. Kết quả XK trên 10 tỷ USD đã thể hiện sự nỗ lực và chung tay của toàn ngành thủy sản để đạt được thành quả trên.

Ngành thủy sản Việt Nam đang ở vị thế nào sau 3 năm khi ký kết UKVFTA?

 |  08:42 31/12/2024

Từ sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, tôm và cá tra hiện đang chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh, trong đó tôm chiếm phần lớn.

Doanh số bán thủy sản của Chile tăng trưởng mạnh

 |  08:29 31/12/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo gần đây của ProChile, cơ quan xúc tiến do chính phủ điều hành, ngành xuất khẩu thủy sản của Chile đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể vào tháng 11/2024, với tổng lượng hàng xuất khẩu đạt 768 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Indonesia: Giá tôm cỡ lớn giảm trong tuần cuối tháng 12/2024

 |  08:27 31/12/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm tại Indonesia có diễn biến trái chiều khi bắt đầu tuần 52 (23-29/12/2024), trong đó tôm cỡ lớn có xu hướng giảm trong khi tôm cỡ nhỏ vẫn ổn định.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC