Tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường cá đáy thế giới

Thị trường thế giới 15:04 28/09/2020
(vasep.com.vn) Đại dịch COVID-19 kéo dài, ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thủy sản. Đặc biệt, giá cá tươi bị tác động trong khi các sản phẩm đông lạnh và đóng gói vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Dự kiến tình hình này sẽ kéo dài đến năm 2021. Trong khi đó, Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển (ICES) đang đề xuất hạn ngạch cao hơn đối với cá haddock và cá tuyết Đại Tây Dương.

Nguồn cung

Nghiên cứu do Viện nghiên cứu Na Uy Akvaplan-niva thực hiện chỉ ra rằng, cá tuyết ven biển Na Uy, loài thường sinh sản dọc theo bờ biển phía bắc Na Uy, có thể đã di chuyển xa hơn về phía bắc vì vùng nước ấm hơn và tìm thấy các bãi đẻ mới xung quanh Svalbard. Cho đến nay, khu vực Bắc Cực của biển Barents là nơi sinh sống của cá tuyết Bắc cực Đông Bắc, nguồn lợi di cư khá dồi dào trong những năm gần đây. Nếu các dấu hiệu được phát hiện bởi nghiên cứu này là chính xác và kéo dài, điều này sẽ có tác động quan trọng đến việc bảo vệ và quản lý bền vững trong tương lai của cả hai nguồn cá tuyết này.

Hội đồng quốc tế về thám hiểm biển (ICES) đã khuyến nghị tăng 20% ​​tổng sản lượng được phép khai thác (TAC) đối với cá tuyết Đại Tây Dương vào năm 2021. TAC được khuyến nghị ở mức 885.600 tấn. Đối với cá haddock, hạn ngạch được đề xuất ở mức 232.537 tấn, tăng 8,2% so với năm 2020. Trong những năm gần đây, hạn ngạch được thỏa thuận cuối cùng đều vượt quá khuyến nghị của ICES.

Viện Ngư nghiệp Khoa học Nga đã sửa đổi khuyến nghị về hạn ngạch đối với cá thịt trắng và tăng nhẹ hạn ngạch cá minh thái Alaska cho năm 2021 lên mức 3,2 triệu tấn. Trong 10 năm qua, TAC của Nga dao động trong khoảng 2,76 triệu tấn đến 3,21 triệu tấn. Sau vụ khai thác A tương đối bình thường đối với cá minh thái ở Alaska, những người khai thác không biết chắc vụ khai thác B sẽ diễn ra như thế nào. Vụ B bắt đầu vào ngày 10/6/2020 và kéo dài đến ngày 31/10/2020. Vụ B dự kiến ​​đạt sản lượng khoảng 750.000 tấn, phần lớn là dành cho chế biến surimi, phi lê rút xương (PBO) hoặc phi lê lột da kỹ (deep-skin).

Thị trường

Từ tháng 5/2020, thị trường thủy sản Trung Quốc bắt đầu phục hồi. Nhu cầu cho kỳ nghỉ Quốc tế Lao động cao, đặc biệt là đối với một số loài cá đáy như cá tuyết đen, cá minh thái Alaska và cá bơn. Trước đây, cá minh thái Alaska chủ yếu được NK để chế biến và tái xuất, nhưng hiện nay tiêu thụ trong nước ngày càng tăng. Trong khi doanh thu ở lĩnh vực banquet (tổ chức hội nghị, tiệc…) và nhà hàng vẫn còn thấp, doanh số bán lẻ đang tăng lên. “Cá tuyết Bắc Cực” do Hội đồng Hải sản Na Uy quảng bá cũng đang có nhiều nhu cầu.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến kinh doanh cá tuyết tươi và đông lạnh Na Uy, mặc dù không hiển thị rõ trong số liệu thống kê XK trong 6 tháng đầu năm. XK cá tuyết tươi nguyên con giảm nhẹ từ 28.211 tấn trong năm 2019 xuống 27.317 tấn trong 6 tháng đầu năm 2020. Đối với cá tuyết đông lạnh nguyên con, XK tăng nhẹ từ 29.409 tấn trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 30.008 tấn trong cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 6, sự suy giảm thể hiện rõ rệt. Trong tuần 26 (22/6 đến 27/6/2020), XK cá tuyết nguyên con tươi từ Na Uy giảm xuống 260 tấn, giảm đáng kể 22% so với cùng thời điểm năm 2019. XK cá tuyết nguyên con đông lạnh tăng 58% lên 852 tấn, trong khi XK philê cá tuyết đông lạnh tăng 104% lên 282 tấn. Sự chuyển đổi từ các sản phẩm tươi sống sang đông lạnh theo đúng xu hướng từ khi xuất hiện dịch COVID-19: Người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm đông lạnh và đóng gói sẵn.

Dịch COVID-19 gây khó khăn kinh tế cho người tiêu dùng châu Âu, dẫn đến sự thay đổi nhất định trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Thay vì mua loại “skrei” (cá tuyết mùa xuân từ vùng Lofoten) đắt hơn, người tiêu dùng đang chuyển sang loại Saithe rẻ hơn. Đại diện của Hội đồng Thủy sản Na Uy tại Tây Ban Nha nhận thấy cơ hội lớn cho cá tuyết Saithe trên thị trường Tây Ban Nha vì người Tây Ban Nha thích hương vị này. Hương vị đặc biệt của cá tuyết Saithe phù hợp với cách nấu ăn của Tây Ban Nha, thường chế biến như chiên và nướng. Do đó, có sự chuyển đổi từ cá tuyết "skrei" sang cá tuyết Saithe.

Thương mại

Quý I năm 2020, XK cá tuyết nguyên con đông lạnh của Na Uy giảm khoảng 7,6% xuống còn 18.780 tấn. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm 20% NK từ Na Uy so với cùng kỳ năm 2019. XK sang Vương quốc Anh và Bắc Ireland cũng giảm 18,5% xuống mức 2.650 tấn. Hà Lan tăng NK cá tuyết nguyên con đông lạnh trong 3 tháng đầu năm 2020 lên mức 14.289 tấn, từ 12.195 tấn trong quý 1/2019. Tuy nhiên, NK từ Na Uy giảm 8,7% đạt mức 8.072 tấn, trong khi NK từ Liên bang Nga tăng mạnh 364% lên mức 4 720 tấn.

Trung Quốc cũng tăng NK cá tuyết nguyên con đông lạnh trong 3 tháng đầu năm 2020. Tổng NK tăng 7,4% lên 43.817 tấn, so với 40.815 tấn trong cùng kỳ năm 2019. NK từ Nga tăng 34% lên 25.508 tấn, trong NK khi từ Mỹ giảm 21% xuống còn 6.884 tấn.

Trong khi NK cá tuyết nguyên con đông lạnh tăng, XK cá philê đông lạnh chế biến của Trung Quốc giảm 13,5% ở mức 22.304 tấn. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận đối với cá minh thái Alaska. Trong 3 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc NK cá minh thái Alaska nguyên con đông lạnh nhiều hơn 6,3% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng XK philê cá minh thái Alaska đông lạnh giảm gần 25% xuống còn 36.389 tấn. Lĩnh vực chế biến của Trung Quố bị đóng cửa trong thời gian phong tỏa do dịch COVID-19 và đã mở cửa trở lại, nhưng không hoạt động hết công suất.

XK cá minh thái Alaska đông lạnh của Liên Bang Nga cũng tăng từ 270.910 tấn trong 3 tháng đầu năm 2019 lên 305.949 tấn cùng kỳ năm 2020. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc, chiếm tới 83,6% của tổng sản lượng XK. XK sang Hàn Quốc tăng 22% đạt 45.976 tấn. NK cá minh thái Alaska đông lạnh của Đức tăng 6,8% lên 45.577 tấn, trong đó 25.406 tấn được NK từ Trung Quốc (chiếm 55,7% tổng sản lượng NK), trong khi 13.701 tấn được NK từ Mỹ (chiếm 30% tổng sản lượng NK).

Surimi

Doanh số bán lẻ của các sản phẩm surimi đóng gói tăng lên đáng kể ở Mỹ. Kết quả này có ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19, vì người tiêu dùng muốn các sản phẩm được đóng gói, “được bảo quản” mà họ có thể tiêu thụ tại nhà. Thời hạn sử dụng của Surimi lâu hơn cá tươi, dễ chế biến và tương đối rẻ. Do đó, sản phẩm này thu hút rất nhiều người tiêu dùng muốn duy trì việc tiêu thụ thủy sản lành mạnh của họ.

Trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, bức tranh vẫn rất ảm đạm. Khoảng 70% surimi được tiêu thụ ở Mỹ dưới dạng salad được bán qua các cửa hàng bán đồ ăn nhanh và cửa hàng bán salad, lĩnh vực này đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể trong doanh số bán hàng trong thời gian đại dịch. Các quán salad tự phục vụ đã giảm 100% doanh thu do các lựa chọn tự chọn và tự phục vụ bị cấm.

Giá cả

Các nhà chế biến cá tuyết và cá haddock của Trung Quốc đã bị giảm đơn đặt hàng từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, điều này khiến giá giảm. Giá cá tuyết biển Barents và cá haddock ở Trung Quốc (H&G, C&F Trung Quốc) bắt đầu giảm mạnh từ đầu năm, đến thời điểm hiện tại giá vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên, trong tháng 6/2020, đã có dấu hiệu cải thiện khi nhu cầu tăng nhẹ và giá dự kiến ​​sẽ tăng theo. Khi lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở Mỹ và Châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại, nhu cầu đang được cải thiện. Nhưng do lĩnh vực dịch vụ thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề, giá cá tuyết tươi và cá haddock đã bị ảnh hưởng nặng nề hơn nhiều so với các sản phẩm đông lạnh.

Giá cá minh thái Alaska đông lạnh của Nga giảm 28% trong mùa xuân năm 2020 do hậu quả của dịch COVID-19. Các nhà sản xuất và XK của Nga vẫn bày tỏ sự lạc quan rằng thị trường sẽ sớm phục hồi. Thị trường châu Á có dấu hiệu cải thiện trong tháng 5/2020. Nhưng có vẻ như làn sóng COVID-19 đầu tiên ở Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh, thị trường này không có khả năng phục hồi nhanh.

Dự báo

Mặc dù có dấu hiệu phục hồi vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2020, nhưng tháng 7/2020 cũng không mấy lạc quan. "Làn sóng thứ hai" của dịch COVID-19 xảy ra ở một số thị trường chính khiến việc phục hồi diễn ra chậm trong nhiều tháng. Giá cả đang chịu “nhiều áp lực”, chủ yếu là do lĩnh vực dịch vụ ăn uống đóng cửa và mặc dù lĩnh vực này đang mở cửa trở lại ở một số thị trường, nhưng người tiêu dùng chậm quay lại các nhà hàng và cửa hàng ăn uống. Nhiều người tiêu dùng đang rất thận trọng và thích các sản phẩm “an toàn” đóng gói để tiêu dùng tại nhà.

Thị trường cá đáy sẽ không phục hồi hoàn toàn cho đến khi đại dịch COVID-19 kết thúc, đại dịch có khả năng sẽ không được kiểm soát cho đến khi có vắc xin hiệu quả. Vì vậy, viễn cảnh là rất ảm đạm cho phần còn lại của năm 2020 và có thể kéo dài đến năm 2021.

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC