Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ban ngành và các tỉnh ven biển về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản (Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, ngày 4/4/2024 và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024).
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã thông qua tờ trình dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản. Cụ thể, về tên gọi là Nghị định sửa đổi, một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản, trong đó gồm có 4 điều; Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, ngày 8/3/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, ngày 4/4/2024 của Chính phủ; Điều 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; Điều 3: Điều khoản thi hành; Điều 4: Trách nhiệm thi hành.
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đồng tình với việc điều chỉnh các quy định liên quan đến quy trình cấp giấy phép, cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ông đề nghị có thêm các quy định cụ thể về quy định rõ trách nhiệm của nhà mạng (đơn vị cung cấp thiết bị) trong việc hỗ trợ ngư dân, khi có thiết bị không kết nối hoặc không gửi được tín hiệu giám sát hành trình về hệ thống cơ sở dữ liệu.
Quy định nhà mạng phải thông báo cho người thuê bao trước 24 giờ trước khi ngắt kết nối, do chưa đóng cước phí thuê bao vệ tinh. Bổ sung thêm hình thức xử lý vi phạm của nhà mạng (hình thức phạt tiền) đối với việc không hỗ trợ ngư dân khắc phục khi tàu bị mất kết nối; lỗi tự động ngắt kết nối khi không thông báo trước cho người thuê bao; không hỗ trợ cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân mất kết nối thiết bị giám sát…
Ngư dân Bình Định đánh bắt cá ngừ đại dương. Ảnh: Thăng Bình
Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ và Ban soạn thảo xem xét hủy bỏ nội dung về “trộn lẫn nguyên liệu” tại điểm c khoản 6 điều 70b tại NĐ 37 hiện hành; và hủy bỏ nội dung dự thảo tại điểm 2 Điều 1 của Dự thảo.
Lý do: Các quy định tại Dự thảo kể trên không có các tiêu chí cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra nhà nước về truy xuất nguồn gốc. Mặt khác, quy định DN phải đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu thủy sản trong các lô hàng xuất khẩu đã được cụ thể hóa ở các văn bản pháp luật khác đang có hiệu lực gồm Luật An toàn Thực phẩm 2010 (Khoản 2 Điều 5), Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm (Điều 34, 35), Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ NNPTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngoài danh sách 7 loài đã có trong Dự thảo, VASEP cũng đề nghị Chính phủ và Ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm vào Dự thảo 3 loài cá ngừ sau đây trong quy định về “bãi bỏ quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác trong vùng nước tự nhiên tại Phụ lục V”, cụ thể: Cá ngừ chù (Auxis thazard) tại số thứ tự 11, bảng 1, Phụ lục V kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024; Cá ngừ chấm (Euthynnus affmis) tại số thứ tự 12, bảng 1, Phụ lục V kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024; Cá ngừ ồ (Auxis rochei) tại số thứ tự 63, bảng 1, Phụ lục V kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024.
Lý do: Đây cũng là các loại cá ngừ có sản lượng thương mại xuất nhập khẩu toàn cầu lớn. Mặt khác, do tàu cá đánh bắt cá ngừ vằn hay có lẫn lộn cá loại cá ngừ khác, chủ yếu là 3 loại trên. Khi đó ngay cả khi đã hủy bỏ quy định về kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to thì toàn bộ lô cá khai thác có lẫn cá ngừ chù, cá ngừ chấm, cá ngừ ồ vẫn bị coi là bất hợp pháp. Ngư dân khai thác hay DN thu mua các lô nguyên liệu này thì vẫn không đúng quy định, và không thể làm giấy tờ phục vụ xuất khẩu.
Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ban ngành và các tỉnh ven biển về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản (Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, ngày 4/4/2024 và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP, ngày 5/4/2024).
Ngoài ra, VASEP cũng đề xuất về thủ tục xuất khẩu nguyên liệu ruốc sang thị trường EU. Vì con ruốc là loài hải sản đặc thù được khai thác gần bờ bằng thuyền thúng nhỏ, ko cần giấy phép khai thác và không phải lắp đặt thiết bị VMS (do là thuyền < 15m). Do đó, nguyên liệu này đều không đủ điều kiện được cấp giấy S/C và giấy C/C để xuất khẩu sang châu Âu theo quy định hiện hành (nội dung này VASEP đã gửi CV số 11 tới Cục Thuỷ sản trước đó).
Kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định trong lĩnh vực thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong thực tiễn mà ngư dân, hội, hiệp hội kiến nghị trong thời gian qua.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung cần phải giải quyết nguyên nhân và các quy định pháp luật cụ thể trong khai thác thủy sản; việc gắn thiết bị định vị trên tàu cá và xem xét xử lý vi phạm khi bị chủ tàu tháo gỡ thiết bị giám sát trên tàu, khi hoạt động đánh bắt trên biển; việc ứng dụng công nghệ trong việc quan sát, định vị vị trí tàu cá; giải pháp quản lý lao động tham gia khai thác trên biển và cả người thu mua hải sản. Xác định vùng đánh bắt và quản lý theo ngư trường đánh bắt…
Theo Dân Việt
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới không ngừng, việc tái khẳng định giá trị thương hiệu trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietfish 2025 ra mắt với chủ đề “KẾT NỐI CHÂU Á VỚI THẾ GIỚI”, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện sự tự tin và khát vọng vươn tới đỉnh cao của đổi mới sáng tạo.
Xã Quảng Phú (Lương Tài) thuộc tỉnh Bắc Ninh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản với khoảng 50 ha diện tích mặt nước. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống nhưng gặp khó khăn do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Từ năm 2023, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết, phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã ổn định ở mức khoảng 1.700 USD/tấn đối với loại bột cá siêu hảo hạng sau một tuần giao dịch thận trọng, vì những người tham gia ngành đang theo dõi tình hình đại dương có thể ảnh hưởng đến sinh khối cá cơm của nước này.
(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển đã sửa đổi quy trình phản đối của mình, thu hẹp tiêu chí đủ điều kiện và nhờ một bên thứ ba độc lập điều tra các phản đối.
Nhờ đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư thấp, mô hình nuôi cá rô phi Philippines tại Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
(vasep.com.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.
(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn