Chiều ngày 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh giải trình, làm rõ ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến việc nghiên cứu quy chuẩn môi trường liên quan đến nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió của các công trình điện gió; chồng lấn về quy hoạch gây khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội…
Liên quan đến việc ban hành quy chuẩn phù hợp hơn trong đánh giá tác động môi trường đối với nuôi trồng thủy sản, đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho biết: Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong đó có quy định các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, từ trước đến nay do chưa có quy định riêng nên việc đánh giá tác động môi trường đối với các vùng nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn, đặc biệt là các dự án nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh An Giang trong thời gian qua áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Đại biểu cho biết, thực tế cho thấy, chất lượng nước thải trong quy trình nuôi thủy sản hoàn toàn có sự khác biệt đáng kể so với những thông số trong Quy chuẩn 40 năm 2011 về sử dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước thải công nghiệp để quản lý nước thải nuôi trồng thủy sản là không phù hợp, dẫn đến những bất cập trong quá trình quản lý; đồng thời gây khó khăn, lãng phí cho doanh nghiệp cũng như xã hội.
Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang nêu ý kiến tại Hội trường Quốc hội chiều 23/5. Ảnh: QH |
Trước thực tế trên, đại biểu Trần Thị Thanh Hương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét sớm ban hành quy chuẩn phù hợp hơn trong đánh giá tác động môi trường đối với nuôi trồng thủy sản.
Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: Hiện nay chúng ta đang thực hiện đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo Quy chuẩn 40. Thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng quy chuẩn mới và đang xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương. Quy chuẩn này đã làm rõ các lĩnh vực kinh tế, trong đó có các tiêu chí về nuôi trồng, chế biến thủy sản. Khi quy chuẩn mới được ban hành sẽ giải quyết được vấn đề đại biểu nêu.
Về hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió của các công trình điện gió mà đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, nội dung này được quy định rõ tại Điều 106, Luật Đất đai 2024 và sẽ có hiệu lực trong thời gian tới.
Theo đó, Điều 106 quy định: Khi xây dựng công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn mà không thu hồi đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn thì người sử dụng đất được bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của Chính phủ.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cùng nêu rõ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo và trình Chính phủ Nghị định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành và Nghị định được ban hành, trong đó sẽ quy định rõ việc hướng dẫn bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn của cột tháp gió.
Trả lời ý kiến của đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về nội dung liên quan đến vấn đề quy hoạch về khoáng sản bô-xít, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh khẳng định, nội dung này do Bộ Công Thương chủ trì. Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham gia phần đánh giá, thăm dò trữ lượng. Đồng thời, Bộ phối hợp với Bộ Công Thương rà soát lại các quy hoạch về khai thác khoáng sản, đảm bảo với quy hoạch của địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, quy hoạch khoáng sản bô-xít phải phù hợp với phát triển chung của địa phương theo từng thời kỳ, giai đoạn; có những giai đoạn chưa cần khai thác thì có thể đưa vào quy hoạch dự trữ để các dự án đầu tư, các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn được đảm bảo./.
Theo báo Đảng cộng sản
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn