Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) vừa phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững (i4Ag) và tham vấn đổi mới sáng tạo trong ngành tôm Việt Nam theo hướng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”.
Hội thảo là dịp để các bên liên quan trao đổi sáng kiến, chia sẻ kinh nghiệm và bước đầu xây dựng khung hoạt động chung, củng cố vị thế ngành tôm Việt Nam. Ảnh: Kim Anh.
Thông qua việc hợp tác cùng các bên liên quan, Dự án i4Ag sẽ áp dụng các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo, bảo vệ hệ sinh thái và xây dựng tương lai phát triển bền vững cho ngành tôm tại ĐBSCL.
Theo ông Ngô Tiến Chương - Trưởng nhóm Thủy sản GIZ, thách thức của ngành tôm Việt Nam hiện nay đến từ tỷ lệ thành công vụ nuôi chỉ hơn 40%; chi phí vận hành cao (thay nước nhiều, tiêu hao năng lượng lớn…); chất thải trong nuôi tôm; liên kết sản xuất còn bất cập; sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Riêng tại vùng ĐBSCL, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp nhất cả nước, chỉ đạt 13,3%.
Do đó, để phát triển hiệu quả ngành tôm, một trong những giải pháp hàng đầu được đặt ra là áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ môi trường. Về lâu dài, công nghệ cũng sẽ giúp người nuôi và doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Dự án i4Ag hướng đến nâng cao chất lượng nước và tỷ lệ sống của tôm giống phục vụ hoạt động nuôi thủy sản bền vững, áp dụng công nghệ tiên tiến và các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất, sản lượng cũng như chất lượng thủy sản nuôi trồng theo hướng thân thiện với môi trường.
Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản. Ảnh: Kim Anh.
Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đánh giá, trước thách thức về môi trường, dịch bệnh và quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không thể phủ nhận thời gian qua các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, từ việc ứng dụng công nghệ, phát triển hạ tầng khu nuôi… giúp việc quản lý môi trường tốt hơn, giảm phát thải, kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả cho người nuôi và doanh nghiệp.
Thông qua Dự án i4Ag, các địa phương có thể tranh thủ và tận dụng sự hỗ trợ, tư vấn từ các chuyên gia, từ đó đưa ra chỉ đạo sản xuất phù hợp.
Dự án i4Ag do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ và Cục Thủy sản làm chủ dự án. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) là đơn vị triển khai thực hiện từ năm 2024 – 2026 tại 3 địa phương là TP Hà Nội, tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau.
Áp dụng các giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo là giải pháp để nuôi tôm bền vững. Ảnh: Kim Anh.
3 giải pháp đổi mới sáng tạo đang được Dự án i4Ag triển khai thí điểm tại hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau bao gồm: Hệ thống nuôi tôm thâm canh tuần hoàn khép kín (RAS) giúp tiết kiệm và kiểm soát chất lượng nước, giảm thiểu bệnh dịch, nâng cao năng suất và giảm tác động tiêu cực đến môi trường; mô hình nuôi tôm – rừng cải tiến, nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống thả nuôi bằng ương dưỡng, cải thiện chất lượng nước và thức ăn tự nhiên để nâng cao năng suất và giải pháp cải thiện chất lượng nước, nâng cao chất lượng tôm giống và an toàn sinh học.
Khẳng định đổi mới sáng tạo chính là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cho ngành tôm, ông Đào Trọng Hiếu (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ NN-PTNT) cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tái chế, chế biến phụ phẩm tôm thành các sản phẩm giá trị gia tăng sử dụng trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, y dược và mỹ phẩm.
Dẫn một kết quả điều tra phụ phẩm ngành tôm ở vùng ĐBSCL do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thực hiện cách đây 2 năm, ông Hiếu đánh giá dư địa lĩnh vực này còn rất lớn. Bởi 70% phụ phẩm tôm chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực chăn nuôi, trong công nghiệp thực phẩm chiếm hơn 15% và trong y dược chưa tới 2%.
Báo cáo của 34 địa phương trong cả nước (từ năm 2019 – 2021) cho thấy, tổng sản lượng phế phụ phẩm tôm lên đến hơn 500.000 tấn (chủ yếu là đầu, vỏ tôm). Ảnh: Kim Anh.
Trong khi đó, sản phẩm chế biến từ phụ phẩm tôm chủ yếu tiêu thụ trong nước tới 80 – 90%, còn lại là xuất khẩu, chủ yếu sang các nước châu Á (Trung Quốc, Thái Lan). Năm 2021, doanh thu từ các sản phẩm chế biến từ phụ phẩm tôm mang về gần 4.000 tỷ đồng. Ông Hiếu cho rằng, nếu tận dụng tốt, con số này có thể cao hơn rất nhiều, thậm chí có chuyên gia còn cho rằng có thể mang về cả tỷ USD.
Tại hội thảo, Cục Thủy sản cũng cho biết 10 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt 7,9 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, sản lượng tôm nước lợ đạt 1,1 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến cuối tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 13%.
Trong hệ thống chế biến, xuất khẩu thủy sản hiện có khoảng 850 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Ngoài ra có khoảng 3.530 cơ sở quy mô nhỏ và vừa phục vụ chế biến nội địa.
Riêng đối với cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, có tới 82% cơ sở chế biến đông lạnh, trong đó có khoảng 350 cơ sở chuyên chế biến tôm phân bố chủ yếu ở ĐBSCL và Đông Nam bộ (chiếm đến 85,4%).
Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Ngày 09/04/2025, Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) ban hành bản tin CSMS # 64701128, hướng dẫn về thuế đối ứng theo Lệnh Hành pháp ngày 02/04/2025 (“Điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng để khắc phục thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và kéo dài nhiều năm của Hoa Kỳ”). Quy định có hiệu lực từ 12:01 sáng giờ EDT ngày 10/04/2025.
Việt Nam đang tích cực tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Halal toàn cầu với quy mô ước tính 4,5 nghìn tỷ USD năm 2030. Các chuyến thăm trong năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới một số quốc gia Trung Đông như UAE, Qatar và Ả Rập Xê-út cho thấy ưu tiên của Việt Nam trở thành nguồn cung cấp nông thủy sản Halal cho khu vực.
(vasep.com.vn) Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).
(vasep.com.vn) Động thái của Trung Quốc vào thứ Tư (ngày 9/4) nhằm áp dụng mức thuế bổ sung 50% đối với Hoa Kỳ, nâng tổng mức thuế lên 84%, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm sống, bột cá và mực nang/mực ống.
(vasep.com.vn) Trump tạm hoãn áp thuế quan đối ứng 90 ngày để đàm phán với hơn 75 quốc gia, tạo “đòn bẩy tối đa” trong thương mại. Động thái này khiến các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia tạm yên tâm, trong khi Ecuador và Chile mất lợi thế thuế quan ngắn hạn trong xuất khẩu thủy sản.
(vasep.com.vn) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang với các mức thuế chưa từng có (Mỹ áp 125% cho hàng NK từ Trung Quốc, Trung Quốc trả đũa với mức thuế 84% cho hàng Mỹ) là cơ hội để Việt Nam củng cố vị thế tại Mỹ, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn từ sự chuyển hướng của Trung Quốc. Ngành thủy sản Việt Nam cần hành động nhanh, linh hoạt và minh bạch để tận dụng “cửa sổ vàng” này, đồng thời cũng cần thận trọng để tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh tiêu cực.
(vasep.com.vn) Rạng sáng 10/4 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, trong khi mức thuế quan áp với Trung Quốc được nâng lên 125%.
(vasep.com.vn) Hiện đang có nhiều nhầm lẫn trong ngành thủy sản Hoa Kỳ liên quan đến mức thuế quan áp dụng cho các sản phẩm phi lê được chế biến tại châu Á từ nguyên liệu thô có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Một số doanh nghiệp cho rằng họ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào, trong khi những người khác tin rằng toàn bộ lô hàng phải chịu mức thuế đầy đủ. Lại có những ý kiến khác cho rằng cách tính thuế phức tạp hơn, đòi hỏi phải có công thức tính toán chi tiết.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn