Nuôi trồng thủy sản ở EU có tiềm năng phát triển rất lớn

Thị trường thế giới 10:58 28/10/2019
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu (bao gồm cả thực vật thủy sinh) đạt 112 triệu tấn trong năm 2017, với giá trị ước tính khoảng 221 tỷ Euro. Trên toàn cầu, nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm có nguồn gốc động vật tăng trưởng nhanh nhất trong những thập kỷ gần đây nhờ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ cao. So với ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vẫn là một ngành kinh tế tương đối non trẻ ở EU và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, lĩnh vực này có tiềm năng lớn để tăng trưởng và phát triển hơn nữa.

Sản xuất và lợi ích kinh tế

Quá trình sản xuất nuôi trồng thủy sản được xác định bởi các yếu tố sinh học, kỹ thuật, kinh tế, thể chế và môi trường và hầu như được quản lý và giám sát bởi người nuôi. Tuy nhiên, việc gia tăng sản xuất ở các khu vực không đồng đều chủ yếu ở các nước châu Á, khu vực hiện đang góp phần sản xuất hơn 90% khối lượng và 75% giá trị.

Nuôi trồng thủy sản ở EU chiếm khoảng 1,2% sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới và khoảng 3% về giá trị. Năm 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản của EU đạt gần 1,4 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ Euro và cung cấp 1/5 nguồn cung thủy sản và thủy sản có vỏ của EU phục vụ tiêu dùng. Tuy nhiên, thị phần của lĩnh vực này của EU ít hơn nhiều so với thị phần toàn cầu. Ngoài ra, sản lượng nuôi trồng thủy sản của EU với mức tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 1980-2000 là 3,4% đã giảm xuống mức tăng trưởng -0,2% trong giai đoạn 2000-2017.

EU có khoảng 12.500 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản với khoảng 75.000 nhân viên. Gần 90% trong số đó là các công ty với quy mô siêu nhỏ, sử dụng ít hơn 10 nhân viên. Hoạt động sản xuất tập trung ở 5 quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Anh và Hy Lạp, chiếm khoảng 3/4 tổng doanh thu từ nuôi trồng thủy sản ở EU về sản lượng và giá trị.

Nuôi trồng thủy sản ở EU có thể được chia thành ba lĩnh vực chính: nuôi biển, nuôi thủy sản có vỏ và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Nghề nuôi biển (cá có vây) là ngành kinh tế quan trọng nhất, tạo ra doanh thu 2,7 tỷ Euro trong năm 2016, tiếp theo là ngành thủy sản có vỏ với 1,1 tỷ Euro và cuối cùng là ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt với 1 triệu Euro. Trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cá hồi trout và cá chép chiếm ưu thế với 53% và 32% tổng sản lượng sản xuất. Sản lượng cá hồi đã giảm 22% trong giai đoạn 2000 - 2016, trong khi sản lượng cá chép vẫn ổn định, do đó sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã giảm 18%.

Trong sản xuất cá biển, cá hồi trout và cá hồi salmon chiếm 53% tổng sản lượng, trong khi cá chẽm và cá tráp chiếm hơn 38%. Sản lượng cá hồi trout và cá hồi salmon tăng 23% và cá chẽm và cá tráp tăng 62%. Do đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản cá biển trong giai đoạn 2000-2016 tăng 38%. Hoạt động nuôi thủy sản có vỏ đa dạng hơn, với các đối tượng nuôi chính như: vẹm xanh, vẹm Địa Trung Hải và hàu. Sản lượng vẹm giảm 26%, trong khi sản lượng hàu giảm 46% dẫn đến tổng sản lượng thủy sản có vỏ giảm 28% trong giai đoạn 2000-2016.

Mặc dù tổng sản lượng giảm, tuy nhiên giá trị sản xuất vẫn tăng. Ngoài ra, theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Khoa học, Kỹ thuật và Kinh tế (STECF), hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản EU đã được cải thiện dù không được như mong đợi. Trong năm 2016, lĩnh vực này đã tạo ra tổng giá trị gia tăng (GVA) là 1,7 tỷ Euro và Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) đạt 767 triệu Euro.

Các nhân tố đóng góp

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được xác định trong Chiến lược tăng trưởng xanh của EU là một trong 5 lĩnh vực có tiềm năng lớn để tạo việc làm và tăng trưởng bền vững. Ngoài việc đóng góp kinh tế, nuôi trồng thủy sản ở EU cũng góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Do đó, Ủy ban châu Âu, cùng với các quốc gia thành viên EU, đã đầu tư vào các quỹ nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2000 đến 2015, hơn 1,17 tỷ Euro đã được đầu tư vào lĩnh vực này thông qua các quỹ cấu trúc: FIFG (Công cụ tài chính để định hướng nghề cá) và EFF (Quỹ thủy sản châu Âu). Trong khi 1,725 ​​tỷ Euro chiếm khoảng 20% ​​tổng ngân sách EMFF (Quỹ hàng hải và thủy sản châu Âu), được dành để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững trong giai đoạn 2014-2020.

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản ở EU

Năm 2013, Ủy ban EU đã công bố Định hướng chiến lược, xác định 4 lĩnh vực ưu tiên để thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản của EU:

- Giảm thủ tục hành chính;

- Cải thiện khả năng tiếp cận không gian biển và vùng nước;

- Tăng khả năng cạnh tranh;

- Khai thác lợi thế cạnh tranh nhờ các tiêu chuẩn chất lượng cao,đảm bảo sức khỏe và môi trường.

Trong giai đoạn 2014-2015, các nước EU đã phát triển Kế hoạch chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững ở EU, đề xuất các hành động cụ thể để giải quyết các ưu tiên chiến lược và dự báo tăng trưởng sản xuất.

Trong thập kỷ qua, EU đã chứng kiến ​​sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng về mặt giá trị và giảm về số lượng, Tuy nhiên, những con số tổng thể này không thể hiện đầy đủ sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Hầu hết các nhà sản xuất chính của EU đều tăng giá trị sản xuất.Cá chẽm, cá tráp và cá hồi tăng 40%, trong khi đó sản lượng vẹm giảm 15%. Sản lượng vẹm giảm chủ yếu do sự lây lan của dịch bệnh, hiện tượng tảo nở hoa, thiếu vẹm giống, loài ăn thịt. Những nguyên nhân này sẽ trầm trọng hơn tùy thuộc vào điều kiện của địa phương như: quy mô nhỏ của các công ty nuôi vẹm và tác động của biến đổi khí hậu.

Do đó, đằng sau sự phát triển sản xuất chung là sự suy giảm một số loài có giá trị kinh tế thấp (ví dụ như vẹm), bên cạnh sự gia tăng của các loài có giá trị cao hơn (ví dụ cá hồi, cá chẽm và cá tráp) với mức độ kiểm soát cao hơn bởi người nuôi trong chu trình sản xuất. Mức độ kiểm soát cao hơn này cũng có thể dẫn đến sự tồn tại của kinh tế quy mô.

Kinh doanh và cạnh tranh

Trên thực tế, ngành nuôi trồng thủy sản của EU đang trải qua một quá trình tập trung kinh doanh quan trọng. Cụ thể, các công ty lớn chiếm ưu thế sản xuất cá hồi, trong khối EU (chủ yếu là Scotland) và ngoài EU (Na Uy và Quần đảo Faroe); trong khi ở phân khúc cá chẽm và cá tráp, một loạt các vụ sáp nhập và mua lại đang diễn ra dẫn đến sự tập trung sản xuất ở ít công ty hơn. Những công ty lớn này có thể hưởng lợi từ kinh tế quy mô bằng cách tăng sản lượng nhờ có khả năng phát triển, áp dụng các công nghệ và kiến ​​thức mới khi có điều kiện. Dù sản xuất các loài chất lượng và giá trị cao, các công ty này vẫn phải cạnh tranh về giá với các đối thủ trong và ngoài nước do đó luôn đặt mục tiêu giảm chi phí sản xuất. Đặc biệt là khi xem xét rằng giá của hầu hết các loài được nuôi có xu hướng giảm theo thời gian.

Tuy nhiên, gần 90% các công ty nuôi trồng thủy sản của EU là các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp gia đình quy mô nhỏ, ở khu vực ven biển và nông thôn. Các công ty siêu nhỏ này không ảnh hưởng nhiều đến tổng sản lượng nhưng rất quan trọng từ góc độ kinh tế xã hội ở các khu vực ven biển nơi các công ty này thực hiện hoạt động. Quy mô sản xuất của họ không đủ lớn để cạnh tranh về giá hoặc đa dạng hóa cho một số lượng lớn thị trường hoặc sản phẩm; do đó, sự khác biệt và chất lượng là các khía cạnh quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của họ.

Trong hai thập kỷ qua, nhờ vào các quỹ cấu trúc, ngành nuôi trồng thủy sản của EU đã có thể cải thiện chất lượng về các tiêu chuẩn bảo vệ sản xuất và tiêu dùng. Khu vực này cũng đã tăng cường tính bền vững và hiệu quả kinh tế nhưng không thể tăng cường an ninh lương thực. EU vẫn phụ thuộc vào thương mại ngoài khối để đáp ứng nhu cầu cao đối với các sản phẩm thủy sản.

Tương lai của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở EU

Các chuyên gia ở châu Âu hy vọng rằng, nuôi trồng thủy sản ở EU sẽ không thể tăng mức sản xuất hiện tại trong tương lai gần. Với sự cạnh tranh hiện tại giữa các ngành kinh tế đối với các vùng biển và ven biển, cũng như các mối quan tâm đối với các khu vực nuôi trồng thủy sản, các chuyên gia cũng không hy vọng quy hoạch không gian biển sẽ chỉ ra đầy đủ các địa điểm nuôi mới. Khả năng đưa các điểm nuôi trồng thủy sản ra ngoài khơi với công nghệ hiện có vẫn còn rủi ro và tốn kém để đạt lợi nhuận. Trong ngắn hạn, các hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn dường như là chiến lược khả thi nhất để tăng sản lượng nhưng vẫn phải đối mặt với các khoản đầu tư ban đầu cao (chi phí chìm) và chi phí vận hành cao. Trong mọi trường hợp, bất kỳ nỗ lực nào để thúc đẩy sản xuất thành công cần phải xem xét các yếu tố về môi trường, thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu thị trường.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Vụ khai thác cá cơm Peru tăng có thể giúp hạ nhiệt giá bột cá

 |  08:34 19/07/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu mới nhất từ Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), mùa cá cơm đầu tiên của năm 2024 tại khu vực khai thác phía bắc-trung Peru đã kết thúc vào tháng 6, với sản lượng đạt hơn 98% hạn ngạch, mang lại hy vọng về sự hạ nhiệt của giá bột cá và dầu cá.

Canada cắt giảm 24% hạn ngạch cá trích Đại Tây Dương

 |  08:32 19/07/2024

(vasep.com.vn) 'Quyết định này được đưa ra với sự tham vấn của ngành, các bên liên quan, chủ sở hữu quyền và các tỉnh Nova Scotia và New Brunswick' -- Bộ trưởng Thủy sản Diane Lebouthillier

Giá tôm nguyên liệu ở Giang Tô, Trung Quốc giảm mạnh

 |  08:29 19/07/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 28 (từ ngày 8-14/7/2024), giá tôm tại đầm ở Ấn Độ tăng, nhưng lại giảm xuống mức thấp kỷ lục ở Giang Tô, Trung Quốc, thấp hơn cả giá nhập khẩu từ Ecuador. Trong khi đó, giá tôm ở Ecuador và Việt Nam ổn định, nhưng đang tăng ở Indonesia.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Thái Lan đầu năm 2024 tăng hơn 13%

 |  08:28 19/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã tăng trưởng đáng kể trong 5 tháng đầu năm 2024, với mức tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị 979 triệu USD.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Chủ tịch FIATA hỗ trợ gỡ khó cho giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng

 |  10:24 18/07/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có Thư gửi Chủ tịch FIATA trao đổi về một số vấn đề đang gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Rabobank: Nguồn cung cá hồi sẵn sàng tăng trưởng trong nửa cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

 |  09:05 18/07/2024

Theo dự đoán của ngân hàng Hà Lan Rabobank, Sau nửa đầu năm 2024 "thất vọng" về sản lượng, nguồn cung cá hồi dự kiến ​​sẽ tăng trưởng trở lại vào nửa cuối năm. Na Uy và Vương quốc Anh dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng sản lượng sau một thời gian nguồn cung yếu.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ trích MSC vì tiếp tục hiện diện ở Nga

 |  09:00 18/07/2024

(vasep.com.vn) Các Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và những nhân vật chủ chốt trong ngành thủy sản Hoa Kỳ đang chỉ trích quyết định của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) vì vẫn tiếp tục cho phép các ngành thủy sản của Nga – đặc biệt là cá minh thái Nga – duy trì chứng nhận của MSC mặc dù phải chịu các lệnh trừng phạt kinh tế.

Mỹ: Năm 2024 khối lượng nhập khẩu cá rô phi thấp nhất trong 10 năm

 |  08:57 18/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC