Những lo toan từ đầu vụ...

Xuất nhập khẩu 11:32 20/04/2019
(vasep.com.vn) Tháng 3/2019 ở thành phố Boston Hoa Kỳ, Hội chợ Thủy sản hàng đầu thế giới đã diễn ra. Thời điểm này đồng bằng sông Cửu Long đang tất bật cải tạo ao nuôi. Ở hội chợ, các nhà cung ứng tôm từ Ấn Độ và Indonesia đã có tôm chào bán.

Năm rồi, cũng thời điểm này hai nước trên có tôm. Nhưng giá chào bán ban đầu khá tốt. Tuy nhiên, do tồn kho ở Hoa Kỳ còn khá, việc mua bán không trôi chảy, giá chào cứ giảm dần nhằm thu hút bên mua. Hệ quả, đầu tháng 5 năm rồi giá tôm tươi ở Việt Nam bị giảm mạnh đột ngột, thậm chí trên 30.000 đồng mỗi kg.

Năm nay, hiện giờ tôm từ Ấn Độ đang chào rất rẻ. Đầu vụ, họ chưa có tôm lớn, tập trung chào tôm cỡ 50-60 con/kg. Tính ra giá thấp hơn giá các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đang mua trên 30.000 đồng! Đồng bằng sông Cửu Long đang thả giống, nhưng chưa nhiều. Thí dụ như tại Sóc Trăng  tới thời điểm này trong khoảng 10-15% diện tích.

Đầu vụ năm 2019, giá tôm giống và thức ăn có tăng  giá dù ít dù nhiều. Đây là một chấm phá làm bức tranh tôm Việt thêm nét ảm đạm. Giá đầu vào tăng, giá đầu ra giảm, người nuôi làm sao đủ ý chí theo đuổi cái nghiệp con tôm của mình! Cơ quan chức năng sao xa vời, chủ nợ thì kế bên...

Do những dự báo, nào tôm Ecuador, tôm Ấn Độ, tôm Indonesia, tôm Thái Lan, tôm Việt tất tần tật tăng lượng năm nay. Mức cung chung tăng. Là nhà tiêu thụ, với thủ thuật của mình, họ đâu cần mua dự trữ, đâu cần ký hợp đồng nhiều, dài hạn. Nhà cung ứng sẽ thiếu đơn hàng, tâm lý lo âu. Giá nào cũng ráng ký ít nhiều cho có! Bối cảnh này từng xảy ra trong giai đoạn 2011-2016 khi cá pollack có mức cung phục hồi, trong khi đồng bằng sông Cửu Long không đủ thông tin cứ mở rộng ao nuôi cá tra. Hai con cá này đều thịt trắng, có thể thay đổi nhau trên bàn ăn. Hệ quả, phải bán cá tra giá rẻ, lỗ từ nhà máy tới người nuôi khiến khoảng huy hoàng con tra sao ngắn ngủi!.

Do ký hợp đồng giá bán thấp, các nhà máy chế biến tôm Việt mong là người nuôi nuôi nhiều, cung tăng, dội chợ, giá sẽ xuống thấp. Người nuôi, nếu biết trước dù trúng vụ mà không lời (hoặc lời thấp) thì chắc sẽ treo ao. Người nuôi treo ao, cung thiếu, giá tôm nguyên liệu sẽ cao, các nhà máy chế biến vì áp lực trả nợ hợp đồng sẽ bị thiệt hại! Đàng nào cũng có bên thiệt hại trong hoàn cảnh này.

Nếu cung cầu ổn định (và cung tăng nhẹ) là lý tưởng cho việc mua bán. Sẽ không có những biến động quá lớn về giá. Các nhà máy chế biến Việt sẽ có nhiều thời gian cho việc phát huy thế mạnh của mình, chế biến hàng cao cấp có tỉ suất lợi nhuận cao, chia sẻ phần nào với người nuôi thông qua giá mua tôm nguyên liệu tốt hơn. Cái bánh thị trường thế giới chỉ lớn một tí so năm trước. Ai muốn dành phần nhiều, phải có ưu thế so đối thủ. Ưu thế đó là uy tín thương hiệu, hàng an toàn thực phẩm, là giá cả, là trình độ chế biến… Trong bối cảnh toàn cầu còn khó khăn, tâm lý người tiêu dùng tập trung quan tâm vào an toàn thực phẩm và giá cả. Tôm Việt có thế mạnh nhưng cũng có thế “yếu chết người”, đó là giá đầu vào cao, giá thành cao, giá chào bán cao!

Chúng ta chưa bàn chuyện dài hạn, chỉ tiêu ở năm 2025; tập trung bàn chuyện bây giờ. Năm rồi doanh số xuất khẩu tôm giảm so năm kia. Quý đầu năm nay lại giảm mạnh so cùng kỳ năm rồi. Không phải ta không đủ tôm. Căn bản giá chào bán tôm của ta cao, chưa thu hút bên mua.

Vậy chúng ta phải làm gì trong hoàn cảnh này để hạn chế thiệt hại cho các bên tham gia chuỗi giá trị con tôm? trong đó nhấn mạnh vai trò người nuôi và nhà chế biến.

Nên khuyến khích các hộ nuôi nhỏ lẻ nên nuôi một vụ ăn chắc và làm sao thu tôm cỡ lớn. Cũng nên quan tâm nuôi tôm sú cỡ lớn bởi còn dư địa thị trường cho mặt hàng này. Những khu vực chưa đủ điều kiện an toàn (sinh học) nuôi nên có khuyến cáo đừng thả giống tràn lan, dễ nảy sinh dịch bệnh ảnh hưởng chung quanh. Không thả giống ồ ạt tập trung, khó tiêu thụ khi ồ ạt thu hoạch.

Cũng may, điểm này người nuôi đã tự lo khá tốt. Thí dụ Sóc Trăng luôn thả giống tôm sau Bến Tre, Trà Vinh. Còn vùng quảng canh quy mô lớn Cà Mau, Bạc Liêu thì có tôm khá đều đặn. Các cơ sở tôm giống, thức ăn nên chia sẻ tốt hơn với người nuôi. Năm rồi, ở tháng 5 giá tôm giảm mạnh, rất nhiều ao dừng thả khiến các cơ sở tôm giống khuyến mại mua một con tặng một con. Chi bằng bán giá thấp hơn từ trước thì tình thế có thể khác. Các nhà máy chế biến phải vất vả hơn cho việc tìm kiếm khách hàng, biết tranh thủ thế mạnh từ các hiệp định đem tới. Mặt khác phải ráng chăm lo uy tín thương hiệu. Việc này quan trọng nhất, phải kiên trì, bền lâu, dù đôi lúc bị thiệt hại; nhưng lâu dài tôm Việt mới có thể bơi lên kệ các hệ thống tiêu thụ cao cấp các nước tiên tiến, mới nâng được tầm tôm Việt. Mua có bạn bán có phường, nhưng thật ra các nhà cung ứng tôm Việt đang quần nhau tơi tả qua đòn bẫy giá!

Vì sao chỉ bàn chuyện khó, có thể có cái nhìn thiếu lạc quan? Thời buổi câu chữ mềm mại êm tai qua rồi. Khẩu hiệu suông chỉ có thể tạo động lực nhất thời, hại cho toàn cục. Chúng ta phải ráng tìm ra sự thật để nhìn thẳng vào đó, nhập tâm để tìm ra kế sách. Trên hết, theo tôi, chỉ nói sự thật để từ đó các tháo gỡ đề ra phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Nhưng cũng chỉ mới trên giấy. Rất mong sự quan tâm cao nhất của các bên hữu quan.

TS.Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

 

Bạn đang đọc bài viết Những lo toan từ đầu vụ... tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

Tưng bừng hàng giá trị gia tăng tại Triển lãm Barcelona

 |  08:23 25/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 23/04/2024, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 30 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Nhiều đơn vị chế biến và XK thủy sản của Việt Nam tham dự Triển lãm. Tại Triển lãm năm nay, các mặt hàng thủy sản chế biến sâu vẫn chiếm được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo khách tham gia Triển lãm.

Doanh nghiệp hải sản “đặc biệt quan tâm” Nghị định 37/2024/NĐ-CP mới ban hành

 |  08:47 24/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 4/4/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP (NĐ 37), có hiệu lực từ ngày 19/5/2024, bổ sung một số điều của NĐ26/2019/ NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Ngày 5/4/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP (NĐ 38), có hiệu lực từ ngày 20/5/2024 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nội dung của hai nghị định nêu trên có nhiều điểm mới, trong đó có nhiều quy định liên quan trực tiếp đến việc thực thi pháp luật về thủy sản của các DN XK thủy sản.

Các yêu cầu và biện pháp quản lý thuỷ sản sống xuất khẩu vào Trung Quốc

 |  08:29 24/04/2024

(vasep.com.vn) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, danh sách các cơ sở được phép XK Thủy sản sống của Việt Nam sang thị trường này có 62 cơ sở, trong đó có 5 cơ sở được XK tôm sú/tôm thẻ, còn lại 46 cơ sở được XK cua và tôm hùm.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:26 24/04/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 837 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc & HK, Thái Lan và Nga là 6 thị trường NK nhiều nhất hải sản của Việt Nam trong giai đoạn này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC