Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất châu Á, những người đang bước vào giai đoạn có thể là khó khăn nhất kể từ khi bùng phát hội chứng tôm chết sớm (EMS) vào năm 2011. Cuộc khủng hoảng với các nhà sản xuất tôm châu Á năm 2023 không liên quan đến dịch bệnh mà liên quan đến nguồn cung khi Ecuador tăng sản lượng trong khi nhu cầu tại các thị trường trọng điểm đều sụt giảm. Trong nửa đầu năm, Ecuador xuất khẩu hơn 600.000 tấn tôm. Điều này đang làm tình trạng dư cung toàn cầu ngày càng trầm trọng và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất châu Á khác, khiến họ phải cắt giảm sản lượng.
Nửa đầu năm 2023, dù nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU yếu nhưng nhập khẩu của Trung Quốc tăng vọt 49% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 500.000 tấn cũng giúp bù đắp phần nào sự sụt giảm. Tuy nhiên, có vẻ như nhu cầu của Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm trong thời gian tới.
Nhập khẩu tăng, nhu cầu tiêu thụ tôm yếu đã tạo ra lượng hàng tồn kho đông lạnh lớn ở Trung Quốc
Nhập khẩu tăng, nhu cầu tiêu thụ tôm yếu đã tạo ra lượng hàng tồn kho đông lạnh lớn ở Trung Quốc. Vì vậy nhu cầu nhập khẩu tôm tại thị trường này sẽ khó tăng trong nửa cuối năm 2023.
Trong khi đó, thị trường Mỹ được dự đoán khó phuc hồi trong nửa cuối năm 2023. Mỹ đã nhập khẩu 62.401 tấn tôm trị giá 523,6 triệu USD trong tháng 5/2023, giảm 17% về khối lượng và 12% về giá trị so với tháng 5/2022, đánh dấu tháng giảm thứ 11 liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu dự báo thị trường Trung Quốc suy thoái là chính xác, Rabobank ước tính tăng trưởng của Ecuador sẽ chậm lại nhưng vẫn tăng 16-18% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm tương đối nhẹ về khối lượng xuất khẩu của Ấn Độ trong nửa đầu năm không thể hiện hết khó khăn mà người nuôi tôm Ấn Độ đang gặp phải, nguồn cung Ấn Độ được dự đoán giảm hơn 20% trong nửa cuối năm nay. Xuất khẩu Indonesia cũng giảm do phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.
Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.
(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.
(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...
(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn