Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc phục hồi năm 2022

Xuất nhập khẩu 08:49 15/03/2022 Kim Thu
(vasep.com.vn) Trung Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 6 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 6%. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi sau khi sụt giảm trong năm ngoái.

Trong 5 năm (2016-2020), XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ 436 triệu USD năm 2016 lên 526 triệu USD năm 2020, tăng 21% với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9%. Tuy nhiên, năm 2021, XK tôm sang thị trường này đạt 412,4 triệu USD, giảm 22% so với năm 2020.

Năm 2021, Trung Quốc kiểm soát chặt NK do tác động của dịch Covid. Trung Quốc đã đình chỉ NK của nhiều công ty Ấn Độ, Ecuador và một số nước châu Á. Trung Quốc có động thái đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa thay vì NK. Hơn nữa, họ theo đuổi chính sách “zero Covid”, quy định kiểm soát chặt chẽ dịch COVID-19 tại các cảng nhập khẩu cả đường hàng không, đường biển và biên giới của Trung Quốc nên tạo nhiều khó khăn cho XK tôm của Việt Nam trong năm ngoái.

Tính tới 15/2/2022, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 23 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù, XK trong thời điểm đầu năm chưa tăng nhưng tốc độ giảm đã thấp hơn so với đà giảm của năm ngoái.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay dự kiến phục hồi khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các biện pháp kiểm soát NK nghiêm ngặt.

Một số công ty của Việt Nam XK nhiều tôm sang Trung Quốc như công ty TNHH Hải sản Mai Sơn, công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hải sản Linh Phát, công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Anh Nhân, công ty CP Quốc tế Logistics Hoàng Hà...

Các sản phẩm tôm chính XK sang Trung Quốc gồm tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm sú luộc nguyên con đông semi block, tôm sú nguyên con đông lạnh, tôm thẻ bỏ đầu, bỏ vỏ đông lạnh, tôm thẻ chân trắng đông lạnh đã bỏ đầu và lột vỏ, tôm thẻ chân trắng tươi bỏ đầu, lột vỏ, bỏ đuôi (PD) đông lạnh, tôm thẻ luộc nguyên con đông semi block, tôm thẻ PUD tươi đông lạnh, tôm thịt bỏ đầu lột vỏ đông lạnh IQF...

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới với các kênh dịch vụ ẩm thực quy mô khổng lồ. Năm 2022, NK tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh, nhất là khi nguồn cung tôm lớn cho Trung Quốc là Ecuador đang có kế hoạch giành lại thị phần trên thị trường Trung Quốc sau khi bị sụt giảm trong năm 2020 và 2021 do bị phát hiện coronavirus trên bao bì sản phẩm.

NK tôm của Trung Quốc tăng từ 1,4 tỷ USD năm 2018 lên 3,7 tỷ USD năm 2021. Năm 2021, NK tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc tăng 12% đạt 611.000 tấn. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn thứ 4 cho thị trường này sau Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan.

Mặc dù, các quy định và rào cản của Trung Quốc vẫn khắt khe, đặt biệt lại được đưa ra vào thời điểm các cơ quan hải quan của Trung Quốc thắt chặt giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu trong đại dịch COVID-19. Vấn đề lớn nhất là các DN cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid.

TIN MỚI CẬP NHẬT

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

Long An: Tình hình tiêu thụ cá tra thuận lợi

 |  08:41 27/06/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh, tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi có chiều hướng chuyển biến tích cực.

Thông tin về Chương trình Chứng nhận Khai thác Nhật Bản theo Quy định IUU của EU (Số 1005/2008)

 |  16:43 26/06/2024

(vasep.com.vn) Cộng đồng Châu Âu (EC) chính thức thông qua Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008, thiết lập một hệ thống Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là Quy định IUU). Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Mỹ mở rộng lệnh cấm đối với thủy sản Trung Quốc

 |  08:55 26/06/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã đưa thêm một nhà chế biến thủy sản lớn của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sang Mỹ do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời cũng đóng cửa đối với một nguồn cung chính chế biến tôm đỏ Argentina.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC