Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2020 dự báo không cao do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sau một thời gian ổn định, cuối tháng 11 năm nay, Hàn Quốc lại phải đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh với tổng số 34.652 ca nhiễm trên toàn quốc. Điều này cũng một phần tác động tới nhu cầu NK thủy sản và tôm của Hàn Quốc.
Tôm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) và tôm chế biến không đóng túi kín khí (HS 160521) là 2 sản phẩm tôm NK chính của Hàn Quốc. 10 tháng đầu năm nay, NK 2 sản phẩm này lần lượt giảm 3% và 4% so với cùng kỳ năm ngoái. NK tôm nước lạnh (HS 030616) của Hàn Quốc giảm mạnh 26%. Duy nhất sản phẩm tôm chế biến đóng túi kín khí (HS 160529) NK vào Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương 11,5% trong 10 tháng đầu năm nay.
Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hàn Quốc chiếm thị phần lớn 52,2% trong khi các đối thủ khác (Thái Lan 10,9%, Ecuador 8,9%, Trung Quốc 4,8%). 10 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc tăng NK tôm từ Thái Lan, Trung Quốc. Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng mạnh NK tôm từ Peru trong khi giảm mạnh NK tôm từ Ecuador.
Trên thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải cạnh tranh về giá với tôm Trung Quốc, Ấn Độ và Ecuador. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế được miễn thuế NK tôm vào Hàn Quốc trong khi Ecuador chịu thuế 20%, Thái Lan 10%, Trung Quốc 15%, Ấn Độ 10% đối với sản phẩm tôm HS 030617. Việt Nam được miễn thuế tôm NK vào Hàn Quốc với hạn ngạch 10.000 tấn/năm, đến 2020 là 15.000 tấn/năm, nhưng hiện tại Việt Nam mới tận dụng được 2.500 tấn/năm.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 10 năm nay, XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 292,2 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàn Quốc là thị trường NK lớn thứ 5 của tôm Việt Nam, chiếm 9,4% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường.
XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc năm nay đã tích cực hơn năm 2019 tuy nhiên tăng trưởng chưa cao và chưa ổn định. XK sang Hàn Quốc tăng tốt hơn vào quý III năm nay, giá trị XK trong 2 quý trước đó chưa ổn định.
Hàn Quốc NK ít tôm sú từ Việt Nam. XK tôm sú Việt Nam sang thị trường này chỉ chiếm khoảng 4% trong tổng cơ cấu XK tôm Việt Nam sang Hàn Quốc, tôm chân trắng chiếm 85%, còn lại tôm biển chiếm 11%.
Nhập khẩu tôm của Hàn Quốc (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC) |
|||
Nguồn cung |
T1-T10/2019 |
T1-T10/2020 |
Tăng, giảm (%) |
TG |
513.940 |
496.717 |
-3,4 |
Việt Nam |
277.197 |
264.311 |
-4,6 |
Thái Lan |
47.691 |
54.025 |
13,3 |
Ecuador |
60.237 |
44.458 |
-26,2 |
Trung Quốc |
22.539 |
23.931 |
6,2 |
Malaysia |
37.765 |
31.787 |
-15,8 |
Ấn Độ |
12.469 |
11.703 |
-6,1 |
Peru |
12.820 |
33.539 |
161,6 |
Argentina |
18.799 |
16.306 |
-13,3 |
Canada |
2.330 |
1.779 |
-23,6 |
Colombia |
1.856 |
3.342 |
80,1 |
Nga |
2.817 |
1.726 |
-38,7 |
Philippines |
5.159 |
1.795 |
-65,2 |
Giá trung bình NK tôm vào Hàn Quốc, T1-T10/2020 (Giá: USD/kg, Nguồn: ITC) |
||||||||||
|
T1 |
T2 |
T3 |
T4 |
T5 |
T6 |
T7 |
T8 |
T9 |
T10 |
TG |
7,71 |
8,21 |
7,99 |
8,06 |
7,92 |
7,69 |
7,53 |
7,78 |
7,85 |
7,51 |
Việt Nam |
7,81 |
8,28 |
8,13 |
8,36 |
8,01 |
7,92 |
8,02 |
8,02 |
8,08 |
7,82 |
Thái Lan |
11 |
12 |
12 |
12 |
12 |
12 |
11 |
12 |
12 |
12 |
Ecuador |
6,73 |
6,61 |
6,57 |
6,39 |
6,08 |
6,17 |
5,73 |
5,97 |
5,83 |
5,63 |
Trung Quốc |
6,28 |
6,22 |
6,87 |
6,85 |
6,77 |
7,08 |
6,21 |
6,42 |
6,28 |
5,58 |
Malaysia |
8,28 |
9,69 |
8,85 |
8,75 |
8,51 |
8,12 |
8,83 |
8,69 |
9,27 |
8,9 |
Ấn Độ |
7,13 |
6,45 |
5,97 |
6,51 |
7,78 |
5,23 |
6,17 |
5,53 |
6,14 |
5,64 |
Peru |
6,67 |
6,79 |
6,39 |
6,32 |
6,1 |
5,9 |
5,94 |
6,06 |
5,85 |
5,91 |
Argentina |
9,22 |
8,3 |
9,72 |
11 |
11 |
9,52 |
9,09 |
8,9 |
9,35 |
11 |
Canada |
6,12 |
4,85 |
2,53 |
4,59 |
4,76 |
3,32 |
29 |
|
4,32 |
4,45 |
Colombia |
5,87 |
5,82 |
6,07 |
5,69 |
5,52 |
5,33 |
5,12 |
5,3 |
4,87 |
5,1 |
Nga |
25 |
5,95 |
13 |
10 |
7,96 |
10 |
11 |
9,84 |
14 |
8,42 |
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn