Nhu cầu nhập khẩu tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu tăng tại EU

Thị trường thế giới 08:37 02/06/2023 Kim Thu
(vasep.com.vn) Dù không phải là thị trường truyền thống, nhập khẩu tôm gần đây của Tây Bắc Âu đã tăng trưởng tốt. Tiêu thụ tôm chủ yếu tăng lên nhờ kênh bán buôn, song thị trường bán lẻ cũng hút một lượng hàng lớn cũng như lọt vào “tầm ngắm” của các hãng tôm châu Á và Mỹ Latinh.

Trong khu vực Tây Bắc Âu, 4 thị trường là điểm đến hấp dẫn nhất đối với mặt hàng tôm gồm Bỉ, Đức, Hà Lan và Pháp. Phần lớn tôm được giao dịch trên các thị trường này là tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu (trừ thị trường Pháp). Theo thống kê, khoảng 60% nguồn cung tôm cho toàn khu vực là tôm chân trắng, trong đó tỷ lệ tôm chân trắng tại các kênh bán buôn chiếm 75 – 80%. Phần còn lại là tôm sú và tôm tự nhiên. Riêng Bỉ, Đức, và Hà Lan đã nhập khẩu 260.000 tấn tôm HLSO và tôm lột vỏ vào năm ngoái.

Hà Lan hiện nay là trung tâm nhập khẩu và chế biến tôm cho châu Âu. Năm 2022, nước này đã nhập khẩu 93.124 tấn tôm, xuất khẩu 67.858 tấn và giữ lại khoảng  25.000 tấn cho thị trường nội địa. Trong đó, xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh chiếm 35.000 tấn, còn lại là sản phẩm giá trị gia tăng. Trước đây, Hà Lan chủ yếu mua tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ. Nhưng ngày nay, các nguồn cung từ Mỹ Latinh gồm Ecuador, Venezuela và Honduras cũng đang tràn vào thị trường này. Năm ngoái, Hà Lan nhập khẩu 9.000 tấn tôm Venezuela, 6.700 tấn từ Ecuador và 1.200 tấn từ Honduras. Nhiều doanh nghiệp thu mua tôm tại Hà Lan cho hay, tôm Mỹ Latinh đang tăng thị phần và nếu xu hướng này tiếp diễn thì tôm chân trắng Mỹ Latinh sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường Hà Lan. Ngoài tôm chân trắng nguyên liệu, thị trường Hà Lan cũng “hút” một lượng lớn tôm giá trị gia tăng. Trong đó, tôm thịt chín biển Bắc là sản phẩm phổ biến nhất, được nhập khẩu từ Ma Rốc với khối lượng 10.000 tấn vào năm ngoái.

Nhập khẩu tôm vào thị trường Đức năm 2022 đạt 68,521 tấn, tăng mạnh so mức 49.860 tấn của năm 2015. Sản phẩm phổ biến nhất là tôm nước ấm từ châu Á. Không đi theo hướng gia công và tái xuất như Hà Lan, Đức chủ yếu nhập khẩu tôm để tiêu dùng nội địa. Thị trường tôm nước ấm của Đức có sức hấp thụ khoảng 55.000 tấn, đưa quốc gia này trở thành điểm tiêu dùng lớn nhất tại châu Âu đối với mặt hàng tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu. Ngoài tôm chân trắng, Đức cũng nhập khẩu tôm sú đông lạnh từ Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và tôm giá trị gia tăng. Năm ngoái, Đức nhập khẩu trực tiếp 5.900 tấn tôm thịt chín trực tiếp từ Việt Nam.

Khá trầm lắng vào những năm 2018 – 2021, nhưng đến năm 2022 Bỉ vụt sáng thành điểm đến của mặt hàng tôm với lượng nhập khẩu 60.614 tấn. Giống Hà Lan, Bỉ cũng là trung tâm gia công và chế biến tôm cho toàn châu Âu. Tôm chân trắng chiếm 75% tổng lượng tôm đông lạnh nhập khẩu vào Bỉ, phần còn lại là tôm sú và tôm tự nhiên của châu Á. Nguồn cung tôm chân trắng chính cho Bỉ vẫn là Ấn Độ với 13.000 tấn và Việt Nam với 6.000 tấn vào năm ngoái. Hiện, Ecuador cũng đang tìm cách tiếp cận Bỉ với lượng cung tôm tăng từ 1.600 tấn năm 2018 lên 7.900 tấn vào năm 2022.

Trái ngược với Tây Ban Nha và Italia, các kênh bán lẻ tại Pháp tiêu thụ một lượng đáng kể tôm lột vỏ. Năm ngoái, Pháp nhập khẩu khoảng 30.000 tấn tôm, trong đó có đến 50% là tôm thịt chín và giá trị gia tăng từ Bỉ và Hà Lan. Ít nhất 10% nhập khẩu từ Mỹ Latinh là tôm lột vỏ bỏ đầu (7.000 tấn), nâng tổng số mặt hàng này lên 40.000 tấn, vượt quy mô thị trường Hà Lan và Bỉ.

Thị trường bán lẻ thực phẩm châu Âu đạt trị giá 2 nghìn tỷ EUR với hơn 300.000 cửa hàng và bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia từ Đức và Pháp. Trong đó Schwarz Gruppe, Aldi, Rewe, Edeka, Carrefour, Les Mousquetaires, E.Leclerc, Ahold Delhaize là những tập đoàn bán lẻ tên tuổi với chuỗi siêu thị khắp thế giới.

Hầu hết siêu thị ở Tây Bắc Âu đều bán tôm chân trắng dưới dạng đông lạnh và tươi sống. Khác với Nam Âu thường được bày bán tôm vỏ theo khối lượng lớn thì Tây Bắc Âu bán tôm lột vỏ bỏ đầu trong các khay nhỏ 100 – 200g. Tôm chân trắng gần như chiếm lĩnh phân khúc thị trường tôm tươi sống tại Tây Bắc Âu, bên cạnh một tỷ lệ nhỏ tôm nước lạnh. Đáng chú ý, tôm tự nhiên chủ yếu được chứng nhận MSC, trong khi tôm nuôi có chứng nhận ASC. Ngoài ra, các kênh bán lẻ cũng có những kệ hàng tôm hữu cơ và hầu hết được bày bán dưới dạng tôm thịt rút gân.

Phân khúc bán buôn tại Tây Bắc Âu góp phần mang lại tăng trưởng nhập khẩu tôm cho toàn khu vực, nhưng kênh bán lẻ cũng đang lớn mạnh dần và mang lại một môi trường kinh doanh ổn định hơn. Tuy nhiên, để đứng vững tại Tây Bắc Âu, doanh nghiệp tôm cần sẵn sàng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về giá, an toàn thực phẩm và tính bền vững.

EU là thị trường NK tôm lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 13,4%. Trong 4 tháng đầu năm 2023, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 119 triệu USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ quý cuối năm 2022, lạm phát gia tăng khiến sức tiêu thụ giảm, khủng hoảng khí đốt và năng lượng khiến chi phí lưu kho ở Tây Âu tăng cao. Nền kinh tế các nước châu Âu phải đối phó với khủng hoảng từ cuộc chiến Nga-Ukraine, chi phí xăng dầu, khí đốt, giá cả hàng hóa tăng cao. Những yếu tố bất lợi cho XK này tiếp tục ảnh hưởng tới XK tôm sang EU trong những tháng đầu năm 2023.

 

tom chan trang

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra

 |  08:34 22/11/2024

Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Brazil tăng vọt trong quý 3/2024

 |  08:26 22/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.

Campuchia tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:51 21/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.

Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC