Theo cập nhật mới nhất của Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), trong 5 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu khoảng 7.836 tấn cua huỳnh đế (Paralithodes camtschaticus) trị giá 681,8 triệu USD và 1.836 tấn cua tuyết (Chionoecetes opilio) trị giá 50,4 triệu USD từ Nga.
Mỹ đã nhập khẩu 5.416 tấn cua huỳnh đế, trị giá 237,3 triệu USD từ Nga trong 5 tháng đầu năm 2021 và 12.944 tấn trị giá 587,0 triệu USD trong cả năm ngoái. Mỹ nhập khẩu 5.417 tấn cua tuyết từ Nga trị giá 111,9 triệu đô la trong 5 tháng đầu năm 2021 và 18.823 tấn trị giá 509,9 triệu đô la trong cả năm 2021.
Sắc lệnh của Tổng thống Joe Biden cấm tất cả thủy sản Nga vào Mỹ sau ngày 23/6 gây ra hậu quả rất lớn do Nga sở hữu 94% hạn ngạch cua huỳnh đế trên thế giới và 30% hạn ngạch cua tuyết Opilio. Vì vậy các biện pháp thay thế nguồn cung này rất hạn chế. Các nguồn cung cấp cua huỳnh đế và cua tuyết khác trên thế giới sẽ không thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung mà thị trường cua Mỹ cần trong thời gian tới.
Nga sở hữu 94% hạn ngạch cua hoàng đế trên thế giới và 30% hạn ngạch cua tuyết opilio. Vì vậy nên các biện pháp thay thế nguồn cung lớn này là rất hạn chế. Các nguồn cung cấp cua huỳnh đế và cua tuyết khác trên thế giới sẽ không thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung mà thị trường cua Mỹ cần trong tương lai.
Nhu cầu cua tuyết giảm
Nhu cầu đối với cua tuyết tại Mỹ có phần giảm so với năm 2021, giá hiện đã giảm hơn 50% đối với một số kích cỡ. Tình trạng này xảy ra sau khi giá vào cuối năm ngoái đạt mức cao kỷ lục và doanh số bán hàng bắt đầu chững lại.
Doanh số bán cua tuyết Canada trong mùa mới cho thấy nhu cầu sụt giảm do tồn kho giá cao từ năm 2021 và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Theo một nhà phân phối lớn, nhu cầu cua đông lạnh từ 5-8 ounce vẫn còn thấp, nhu cầu cua từ cua từ 8 ounce trở lên đang tăng nhẹ. Cùng với đó, vẫn còn số lượng lớn cua tuyết Nga mùa vụ 2021 và 2022 đang được bảo quản lạnh.
Giá cua huỳnh đế Nga cũng đã giảm kể từ đầu năm nay, mức giảm trong khoảng 10-20% tùy thuộc vào loại kích cỡ. Doanh số bán hàng chững lại chạm ngưỡng ổn định do tồn kho cua huỳnh đế hiện đang phải đối mặt với những khó khăn của nền kinh tế và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Một số dấu hiệu đáng lo ngại như lạm phát cao, lãi suất tăng, thị trường nhà ở chững lại làm các nhà bán lẻ thận trọng hơn trong việc thu mua, nhiều ý kiến cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế có thể xảy ra.
Theo dữ liệu mới nhất của NOAA, số lượng cua tuyết đã giảm trên diện rộng trong 5 tháng đầu năm.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu 21.019 tấn cua tuyết, trị giá 554,7 triệu USD, giảm 28% về lượng và trị giá so với 5 tháng đầu năm 2022. Trong tháng 5, Mỹ nhập khẩu 12.387 tấn cua tuyết, trị giá 317,7 triệu, giảm 5% về lượng và tăng hơn 13% về giá trị so với tháng 5 năm 2021. Giá cua tuyết trung bình trong tháng 5 năm 2022 là 25,65 USD/kg, thấp hơn 8% so với mức trung bình 27,82 USD/kg trong tháng 5 năm 2021.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19 tại Canada, nhập khẩu cua tuyết từ Canada sang Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 17.921 tấn, trị giá 474,3 triệu USD, giảm 17% về lượng và giảm 22% về giá trị so với cùng giai đoạn 2021. Tháng 5 là cao điểm đối với Canada. Mỹ nhập khẩu 11.687 tấn cua tuyết trị giá 302,5 USD từ Canada với giá trung bình là 25,88 USD/kg. Con số này ít hơn 3% về khối lượng và 12% giá trị, giá trung bình cũng thấp hơn 9% so với tháng 5 năm 2021. Tuy nhiên, Canada được đự doán sẽ là nguồn cung cua tuyết chính cho Mỹ từ nay đến cuối năm.
Nhập khẩu cua sống và cua đông lạnh của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 13.960 tấn bất chấp các lệnh phong tỏa nhiều khu vực tại Trung Quốc do COVID-19.
Trong khi đó, dự báo kinh tế khả quan đối với Hàn Quốc, thị trường cua sống lớn thứ hai thế giới. Nhập khẩu cua huỳnh đế sống của Hàn Quốc trong tháng 5 là 298 tấn với giá trung bình là 44,89 USD/kg. Từ đầu năm đến tháng 5, lượng nhập khẩu cua hoàng đế sống ở mức 1.694 tấn, thấp hơn 6% so với năm ngoái.
Giá thấp hơn đã làm tăng lượng nhập khẩu, nhập khẩu cua sống tại Hàn Quốc tăng 31% so với năm 2021. Nhập khẩu cua đông lạnh Nga của Hàn Quốc tiếp tục tăng trong năm qua. Tính đến thời điểm hiện tại, nhập khẩu tăng 306% lên 1.193 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Thùy Linh (Theo undercurrentnews)
(vassep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng đầu năm 2025 tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 774 triệu USD. Trong đó, XK một số nhóm mặt hàng đang giảm so với cùng kỳ
(vasep.com.vn) Sản xuất tôm giống là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của ngành tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, ngành sản xuất tôm giống của Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Để nâng cao chất lượng tôm giống và phát triển ngành một cách bền vững, nhiều giải pháp cần được triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2025, sản lượng cá tra trong tháng ước đạt 102,5 nghìn tấn, tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước do giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng khuyến khích bà con thả nuôi, đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp chế biến đẩy mạnh thu mua, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu trong dịp đầu năm.
(vasep.com.vn) Chính quyền Thủ tướng Anthony Albanese, Australia đang đấu tranh chống lại các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của nước ngoài tại Lãnh thổ phía Bắc, với Bộ trưởng Nội vụ Tony Burke chính thức ra mắt Chiến dịch LUNAR tại Darwin.
Mặc dù nguồn cung cá ngừ vây xanh từ các khu vực ven biển Thái Bình Dương và Biển Nhật Bản đang gia tăng, giá cá ngừ vây xanh tươi tại Chợ Toyosu của Tokyo vẫn tăng gần 30%. Điều này nhờ vào việc mở rộng nguồn cung cấp cá ngừ "chất lượng tương đối cao", đặc biệt là từ các vùng sản xuất chính.
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn