Trong 6 tháng đầu năm 2024, Mỹ, Đài Loan và Đông Nam Á ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ sò điệp chính của Nhật Bản. Kể từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối thủy sản Nhật Bản do sự kiện xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra đại dương vào tháng 8/2023, Nhật Bản đã không ngừng đa dạng thị trường xuất khẩu sò điệp.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản, 6 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu sò điệp nguyên liệu đông lạnh có vỏ ở mức 239 JPY/kg (1,51 USD/kg). Tính riêng tháng 6, giá đạt mức 278 JPY/kg, tăng mạnh so với tháng trước đó khi chạm đáy với 155 JPY/kg vào tháng 3.
Xuất khẩu sò điệp nguyên vỏ sang Việt Nam đạt 13.075 tấn, tăng 2.078% so với cùng kỳ năm trước, giá trung bình đạt 231 JPY/kg, giảm 49%. Tháng 6 ghi nhận đơn hàng cao kỷ lục với 5.256 tấn, tăng 175% so với tháng trước và 1.110% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Thái Lan đạt 4.205 tấn, tăng 2.078% so với cùng kỳ năm trước, sang Indonesia đạt 1.125 tấn.
Tuy nhiên tổng khối lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm giảm 52% so với cùng kỳ năm trước (20.417 tấn), chứng tỏ các thị trường mới vẫn chưa bù đắp được thị phần thiệt hại từ Trung Quốc. Trung bình hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 95.000 tấn sò điệp nguyên liệu của Nhật Bản.
6 tháng đầu năm, xuất khẩu thịt sò điệp đông lạnh giảm 15%, chỉ đạt 5.813 tấn, giá trung bình đạt 2.621 JPY/tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang Mỹ và Đài Loan tăng ấn tượng, tương ứng 1.652 tấn (tăng 136%) và 1.376 tấn (tăng 50%).
Tính riêng tháng 6, Đài Loan là thị trường lớn nhất tiêu thụ thịt sò điệp đông lạnh của Nhật Bản với 209 tấn, theo sau là Mỹ (162 tấn). Giá xuất khẩu trung bình sang thị trường Mỹ đi ngang ở mức 2.700-2.900 JPY/kg, trong khi tại Đài Loan giá tăng lên từ 2.700 JPY/kg trong tháng 4 lên 3.300 JPY/kg trong tháng 5 và 3.100 JPY/kg trong tháng 6.
(vasep.com.vn) Ngành thuỷ sản của Peru đang đối mặt với những thách thức đáng kể khi năm 2024 khép lại, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt phục vụ tiêu thụ trực tiếp, bất chấp sự tăng trưởng tích cực trong xuất khẩu bột cá và dầu cá.
(vasep.com.vn) Một nhóm bảo tồn đại dương ở Canada đang nêu lên mối lo ngại về tính khả dụng của dữ liệu về trữ lượng cá trích ở bờ biển phía đông của đất nước này.
Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm đang được triển khai thí điểm tại Phú Yên và dự kiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, thị trường tín chỉ carbon là điều rất mới với thế giới và Việt Nam. Lợi ích đằng sau còn lớn hơn rất nhiều lần khi người dân tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp.
(vasep.com.vn) Những người thu hoạch sò điệp Đại Tây Dương ( Placopecten magellanicus ) của Hoa Kỳ đã kết thúc năm 2024 với khối lượng đánh bắt thấp. Họ chỉ mang về 66.012 pound cho phiên đấu giá hải sản ở New Bedford, Massachusetts, trong tuần 52 của năm 2024 (23-29/12).
(vasep.com.vn) Cơ quan nghề cá Rosrybolovstvo của Nga đã thông qua các quy định mới phân bổ hạn ngạch đánh bắt thường xuyên và đầu tư cho năm 2025, dựa trên mức tổng sản lượng đánh bắt được phép (TAC) mới cho lưu vực Viễn Đông.
(vasep.com.vn) Năm 2024, XK thủy sản Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn thách thức về nguồn nguyên liệu, nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng, rào cản thị trường tăng. Kết quả XK trên 10 tỷ USD đã thể hiện sự nỗ lực và chung tay của toàn ngành thủy sản để đạt được thành quả trên.
Từ sau khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, tôm và cá tra hiện đang chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh, trong đó tôm chiếm phần lớn.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo gần đây của ProChile, cơ quan xúc tiến do chính phủ điều hành, ngành xuất khẩu thủy sản của Chile đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể vào tháng 11/2024, với tổng lượng hàng xuất khẩu đạt 768 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2023.
(vasep.com.vn) Giá tôm tại Indonesia có diễn biến trái chiều khi bắt đầu tuần 52 (23-29/12/2024), trong đó tôm cỡ lớn có xu hướng giảm trong khi tôm cỡ nhỏ vẫn ổn định.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn