Nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Quy định về ghi nhãn tên sản phẩm, thành phần, chất phụ gia

Chính sách 08:17 10/03/2021 Nguyễn Trang
Nhãn chất lượng cho thủy sản tươi sống và chế biến phải được ghi bằng tiếng Nhật.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, nhãn chất lượng cho thủy sản tươi sống và chế biến phải được ghi bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật, quy định gồm: Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Đo lường, Luật Bảo vệ sức khỏe, Luật Khuyến khích sử dụng hiệu quả tài nguyên, Luật Chống lại việc đánh giá cao, sai sự thật và mô tả gây hiểu lầm, các luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh, Luật Thương hiệu).

Khi nhập khẩu và bán thủy sản tươi sống vào Nhật Bản, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin dưới đây trên nhãn, theo quy định ghi nhãn chất lượng đối với sản phẩm tươi sống của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp với nông lâm sản: tên sản phẩm, tên nước xuất xứ, hàm lượng dinh dưỡng, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.

Khi nhập khẩu và bán sản phẩm thủy sản chế biến, nhà nhập khẩu phải cung cấp các thông tin dưới đây trên nhãn, theo quy định ghi nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế biến của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp với nông lâm sản; và những quy định tương tự đối với đóng gói thực phẩm chế biến trong đồ đựng theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm: tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng, hàm lượng dinh dưỡng, hạn sử dụng, phương thức bảo quản, tên nước xuất xứ, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.

Tên sản phẩm

Tên của sản phẩm phải được ghi trên nhãn theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, và Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thành phần

Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần từ thành phần có hàm lượng cao nhất đến thấp nhất theo quy định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn phù hợp cho nông lâm sản, và Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chất phụ gia

Tên của các chất phụ gia được sử dụng trong sản phẩm phải được liệt kê trên nhãn theo thứ tự giảm dần của tỷ trọng hàm lượng chất phụ gia theo quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Tên và công dụng của 8 chất phụ gia sau đây phải được ghi rõ trên nhãn: chất làm ngọt, chất chống oxy hóa, màu nhân tạo, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm trắng, chất làm đặc/chất ổn định/chất tạo gel, chất chống nấm). 

Về chi tiết đối với tiêu chuẩn sử dụng và lưu trữ chất phụ gia, Thông báo số 370 về "Tiêu chuẩn và tiêu chí cho thực phẩm và chất phụ gia" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi quy định giới hạn tối đa cho phép đối với các chất phụ gia được phê duyệt cho mỗi sản phẩm thực phẩm.

Các quy tắc và tiêu chuẩn theo Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm (Thông báo số 370 của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) cũng quy định nồng độ natri nitrite trong trứng cá hồi và trứng cá hồi muối (và trứng cá tuyết muối) phải dưới 0,005g/kg.

(Theo Vietnambiz)

quy dinh ve ghi nhan ten san pham thanh phan chat phu gia

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

 |  10:50 24/12/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.

Brazil: Giá cá rô phi giảm do nhu cầu yếu

 |  08:58 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.

Ngư dân Nga đánh bắt hơn 4,6 triệu tấn thủy sản

 |  08:55 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Bộ sẽ tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, kiên quyết gỡ bỏ những quy định không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN

 |  23:35 23/12/2024

(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

VASEP Highlight - T12/2024: Xuất khẩu thủy sản năm 2024 cán đích 10 tỷ USD

 |  22:28 23/12/2024

Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.

EU và Anh đạt thỏa thuận về khai thác thủy sản năm 2025

 |  09:08 23/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm nhẹ trong 10 tháng đầu năm nay

 |  09:07 23/12/2024

(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  09:06 23/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.

Na Uy: Giá tại tàu cua hoàng đế tiếp tục tăng trong tuần giữa tháng 12

 |  09:04 23/12/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.

Nhập khẩu cá thu đông lạnh của Hàn Quốc giảm

 |  09:12 20/12/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC