Nhập khẩu cá tra và cá thịt trắng của EU

Xuất nhập khẩu 08:47 10/01/2019 708
(vasep.com.vn) 10 tháng đầu năm 2018, NK cá thịt trắng của nhiều thị trường tại EU tăng so với năm trước. Trong đó, sản phẩm cá tra Việt Nam vẫn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều sản phẩm cá thịt trắng khác tại khu vực này.

Theo báo cáo mới của CBI, bản thân sản phẩm cá tra cũng đang cạnh tranh ngược lại với sản phẩm cá rô phi, cá minh thái Alaska pollock tại một số thị trường trọng điểm. Sự thay thế sản phẩm cá tra trong một số phân khúc thị trường đang diễn ra trên khắp Châu Âu với mức độ khác nhau. Ở góc độ ngược lại, tại Đức và Ba Lan, cá Alaska pollock chính là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra; trong khi tại thị trường Anh lại lựa chọn các sản phẩm cá haddock và cá cod kèm theo thực đơn của các sản phẩm truyền thống khác và khoai tây chiên. Còn tại các quốc gia Nam Âu, sản phẩm cá hake, cá Alaska pollock, và một số sản phẩm cá thịt trắng khác đang cạnh tranh với cá tra.

Theo thống kê của ITC, 10 tháng đầu năm nay, NK cá thịt trắng của Anh tăng 9,09%, Tây Ban Nha tăng 13,1%, Đức tăng 6,06%, Pháp tăng 7%, Ba Lan tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, thị phần cá thịt trắng như: cá Alaska pollock (HS 030475); cá Cod (HS 030471); cá Cod (HS 030363; HS 030251); cá hake (HS 030366)... đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NK cá thịt trắng của khu vực này.

Mặc dù vậy, một điều không thể phủ nhận rằng, cá tra Việt Nam vẫn đang tiếp tục len lỏi vào thị phần của nhiều quốc gia tại Châu Âu.

Phần lớn các thị trường này NK cá tra để tiêu thụ trong nước, ngoài ra, nhiều nhà NK cũng tái xuất cá tra sang một số thị trường láng giềng trong khu vực. Theo CBI, Đức và Ba Lan là những nhà cung cấp cho các quốc gia Trung và Đông Âu, nơi không có cảng nhập lớn. Theo thống kê, năm 2017, 45 triệu EUR cá tra phile đông lạnh được tái xuất trong nội khối EU. Các nước tái xuất chính cá tra năm 2017 là Hà Lan (31 triệu EUR), Bỉ (14 triệu EUR) và Đức (8 triệu EUR).

Hiện nay, hầu hết EU được nhập khẩu cá tra dưới dạng philê đông lạnh, và giá trị gia tăng được thực hiện bởi các công ty chế biến ở châu Âu. Người tiêu dùng đang ngày càng lựa chọn nhiều lựa chọn thực phẩm tự nhiên hơn, là những sản phẩm ít hoặc không có chất phụ gia chế biến, hàm lượng mạ băng thấp. Họ cũng sẵn lòng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao hơn.

Nhập khẩu cá thịt trắng của 20 thị trường lớn nhất EU (Nghìn USD)

STT

Thị trường

Q1

Q2

Q3

Q1-3/2017

Q1-3/2018

↑↓%

1

Anh

244.958

249.144

214.488

649.554

708.590

9,09

2

Tây Ban Nha

221.704

214.082

212.061

572.776

647.847

13,11

3

Hà Lan

199.295

204.479

199.622

622.119

603.396

-3,01

4

Đức

180.459

173.374

176.295

499.825

530.128

6,06

5

Pháp

163.193

163.258

134.124

430.391

460.575

7,01

6

Ba Lan

119.583

96.679

91.674

265.640

307.936

15,92

7

Bồ Đào Nha

92.618

144.681

85.036

266.989

322.335

20,73

8

Đan Mạch

113.577

95.082

74.539

262.413

283.198

7,92

9

Italy

69.911

72.901

64.675

192.253

207.487

7,92

10

Thụy Điển

116.242

70.613

47.090

217.760

233.945

7,43

11

Lithuania

20.914

21.913

22.191

66.957

65.018

-2,90

12

Bỉ

27.230

27.595

21.727

77.437

76.552

-1,14

13

Latvia

10.201

9.261

7.955

15.306

27.417

79,13

14

CH Czech

12.609

5.393

7.542

20.588

25.544

24,07

15

Hungary

4.621

3.909

5.204

11.855

13.734

15,85

16

Áo

6.626

5.043

5.118

14.467

16.787

16,04

17

Hy Lạp

7.453

5.689

4.992

20.027

18.134

-9,45

18

Slovakia

4.025

3.696

4.432

10.692

12.153

13,66

19

Romania

4.543

3.442

4.341

11.457

12.326

7,58

20

Estonia

1.610

2.973

3.020

4.817

7.603

57,84

EU (27)

1.634.552

1.587.221

1.400.952

4.273.065

4.622.725

8,18

Nguồn: ITC

 

Nhập khẩu cá tra của 10 thị trường nhập khẩu lớn nhất EU (Nghìn USD)

STT

Thị trường

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T1-10/2018

1

Anh

2.785

3.012

3.254

4.260

3.561

2.982

5.137

4.632

3.776

4.656

38.055

2

Bỉ

1.592

1.473

1.251

1.999

1.770

1.824

1.716

1.950

1.292

-

14.867

3

Pháp

1.255

1.209

988

1.130

1.317

1.354

1.486

1.599

894

1.431

12.663

4

Bồ Đào Nha

1.553

942

409

753

977

886

1.099

1.003

1.695

781

10.098

5

Hy Lạp

436

484

547

387

843

547

819

577

731

286

5.657

6

Áo

489

695

816

629

555

507

598

581

682

 

5.552

7

CH Czech

168

100

134

70

201

42

284

265

197

360

1.821

8

Estonia

94

158

119

130

193

135

34

86

167

83

1.199

9

Lithuania

96

105

109

128

92

70

31

37

186

128

982

10

Latvia

70

31

47

132

41

20

36

144

24

73

618

EU

22.186

20.740

20.884

25.596

27.038

24.852

28.924

29.100

22.346

7.798

229.464

Nguồn: ITC

Bạn đang đọc bài viết Nhập khẩu cá tra và cá thịt trắng của EU tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhiều doanh nghiệp thuỷ sản chú trọng phát triển thị trường nội địa

 |  10:27 18/07/2024

Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang mở rộng thị phần tại thị trường nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

 |  10:15 18/07/2024

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao các cơ quan chức năng liên quan xem xét, giải quyết 3 kiến nghị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Ngư dân ở Newfoundland biểu tình để bảo vệ nguồn lợi cá tuyết

 |  09:08 18/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Thủy sản Canada Diane Lebouthillier đã thông báo vào ngày 28/6 rằng lệnh cấm 32 năm đối với cá tuyết miền Bắc sẽ kết thúc trong năm nay, với hạn ngạch 18.000 tấn. Với việc quay trở lại nghề đánh cá thương mại, những người đánh cá ngoài khơi cũng được phép đánh bắt cá tuyết trở lại.

Sản lượng thức ăn nuôi tôm của Trung Quốc tăng vọt

 |  09:03 18/07/2024

(vasep.com.vn)Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Jin Niu, giáo sư tại Đại học Sun Yat-Sen, sản lượng thức ăn tôm của Trung Quốc đạt 1,824 triệu tấn vào năm 2023, tăng đáng kể so với 1,656 triệu tấn của năm trước đó.

Nhập khẩu tôm của Mỹ năm 2024 có thể tăng so với 2023

 |  08:59 18/07/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu tôm vào thị trường Mỹ bắt đầu tăng từ tháng 5, bất chấp quy định sơ bộ về thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá áp dụng lên các quốc gia xuất khẩu.

Đề xuất các chỉ số bền vững mới cho thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản

 |  08:54 18/07/2024

(vasep.com.vn)Một bài đánh giá được công bố trên Tạp chí Khoa học Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản đề xuất sử dụng đánh giá vòng đời (LCA) làm tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản. Bài đánh giá được công bố trên tạp chí Reviews in Fisheries Science and Aquaculture đề xuất sử dụng LCA để đánh giá tính bền vững của các thành phần thức ăn nuôi trồng thủy sản.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính phủ Na Uy cấm dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi

 |  08:55 17/07/2024

(vasep.com.vn) Tổng cộng có 39 tổ chức từ Tây Phi và Na Uy đã kêu gọi chính phủ Na Uy cấm sử dụng dầu cá có nguồn gốc từ Tây Phi tại các trang trại nuôi cá hồi của quốc gia này. Một phần đáng kể dầu cá được sử dụng trong ngành cá hồi của Na Uy có nguồn gốc từ Tây Phi, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực.

Yuehai Feed của Trung Quốc thua lỗ trong nửa đầu năm

 |  08:52 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong khi một nhà sản xuất thức ăn thủy sản Trung Quốc báo cáo rằng họ kỳ vọng đạt lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm thì một nhà sản xuất khác lại dự đoán mức lỗ lớn hơn, do tình hình thị trường nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức. Guangdong Yuehai Feeds Group đã nêu lý do thời tiết khắc nghiệt, thị trường hải sản ảm đạm và giá thức ăn chăn nuôi giảm là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất suy yếu.

Đóng cửa ngư trường: Thúc đẩy nghề cá bền vững

 |  08:50 17/07/2024

(vasep.com.vn) Trong một động thái mang tính bước ngoặt, ba quốc gia Tây Phi: Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana đã hợp lực để bảo vệ tài nguyên biển của họ bằng cách thực hiện các mùa đóng cửa toàn diện cho toàn bộ nghề cá của họ. Nỗ lực phối hợp này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc thiết lập một mùa đánh bắt cá khép kín trong khu vực, đảm bảo tính bền vững lâu dài của nghề cá.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC