Do vậy, ngành thủy sản Nga phải tìm kiếm các thị trường mới cho các sản phẩm của mình, buộc phải quan tâm đến chiến lược thương mại thủy sản của Nga trong tương lai.
Vụ A cá minh thái của Nga bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 10/4. Ngành này có 124 tàu, giảm so với năm 2020, nhưng do có một số tàu mới nên năng suất tổng thể của họ đã tăng lên. Tuy nhiên, tổng sản lượng đánh bắt là 858.000 tấn (MT), giảm 14% so với năm ngoái. Với tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) vào năm 2021 là gần 1,996 triệu tấn, tỷ lệ sử dụng chỉ là 73%, so với 87% vào năm 2020.
Ngành này thay đổi đáng kể, tập trung vào sản xuất cá minh thái philê và băm nhuyễn, so với trước đây là tập trung vào cá minh thái chưa qua chế biến. Sản lượng phi lê tăng 17% và sản lượng cá băm tăng 21%. Tỷ trọng của nguyên liệu thô được chế biến thành phi lê và băm nhỏ là 24%, tăng đáng kể so với năm trước.
Năm nhà máy trên bờ, được xây dựng theo chương trình hạn ngạch đầu tư do chính phủ khởi xướng, đã bắt đầu hoạt động trong những tháng gần đây, đưa thêm 7.000 tấn philê ra thị trường trong 4 tháng đầu năm 2021.
Sản lượng khai thác của năm nay cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu ở vùng Viễn Đông của Nga. Ngoài ra, việc Trung Quốc từ chối nhập khẩu của Nga đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành khai thác cá minh thái khiến nhiều tàu cá minh thái của Nga đã chuyển sang đánh bắt cá trích.
Hiện tại, các cảng Đại Liên và Thanh Đảo của Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với tàu Nga, khiến việc giao hàng trực tiếp trên biển là không thể. Kết quả là các công ty đã tìm kiếm các con đường khác vào Trung Quốc, phần lớn xuất khẩu thủy sản của Nga sang Trung Quốc đi bằng container qua các cảng Vladivostok và Petropavlovsk-Kamchatckiy của Nga, cũng như qua Busan của Hàn Quốc.
Nhưng với việc chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, nhiều nhà xuất khẩu cá minh thái của Nga buộc phải tìm kiếm thị trường mới. Nga đã tăng XK cá minh thái sang Thái Lan và Việt Nam vào năm 2021. Nhưng nỗ lực này bị cản trở do chi phí vận chuyển tăng mạnh.
Sự sụt giảm sản lượng và nhu cầu, kết hợp với chi phí hậu cần, đã dẫn đến kim ngạch thủy sản giảm 20% so với vụ A năm ngoái. Năm nay có thể là một bước ngoặt trong ngành thủy sản Nga. Một số công ty đang nghĩ đến các thị trường mới để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Hàn Quốc.
Công ty Thủy sản Nga (RFC), một trong những công ty đánh bắt cá minh thái lớn nhất của đất nước, là một trong những công ty phản ứng nhanh nhất với cuộc khủng hoảng Trung Quốc, chuyển sang các sản phẩm giá trị gia tăng, thiết lập mạng lưới đối tác quốc tế mở rộng và đẩy mạnh hơn vào thị trường nội địa của Nga.
Quý 1 năm 2021 sản lượng philê và băm nhuyễn cá minh thái đông lạnh tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020, RFC có mục tiêu chuyển toàn bộ sản lượng cá minh thái đánh bắt thành phi lê, băm nhỏ và surimi chế biến trên biển.
Và bất chấp những khó khăn mà các nhà xuất khẩu Nga gặp phải khi tiếp cận thị trường Trung Quốc, RFC vẫn cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở thị trường này. Từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021, RFC đã ký hợp đồng cung cấp hơn 5.000 tấn cá minh thái phi lê cho Trung Quốc.
“Chúng tôi tin rằng thị trường nội địa Trung Quốc là một khu vực đầy hứa hẹn cho các sản phẩm cá chế biến sâu,” Phó Tổng giám đốc RFC Saveliy Karpukhin cho biết trong một thông cáo báo chí. “Xem xét sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng Trung Quốc đối với việc ăn uống lành mạnh, thân thiện với môi trường, giàu các yếu tố tốt cho sức khỏe, cá thịt trắng tự nhiên là sản phẩm lý tưởng.”
Trong số các hợp đồng gần đây mà công ty đạt được là Chang International có trụ sở tại Thanh Đảo, bán các sản phẩm của mình với thương hiệu Ocean Gala. Công ty cho biết mối quan hệ đối tác là một kênh để cung cấp các sản phẩm phi lê shatterpack của RFC đến chuỗi siêu thị cao cấp Ole ', các khách sạn năm sao và Disneyland Thượng Hải. Là một phần của lễ kỷ niệm Ngày Trái đất tại Disneyland Thượng Hải, Chang International đã giới thiệu cá minh thái của RFC cho du khách như một sản phẩm đánh bắt bền vững thân thiện với môi trường.
RFC cũng đã tăng cường bán hàng cho thị trường nội địa, một động thái mà chính phủ nước này đã ủng hộ. Trong việc quảng bá các sản phẩm của mình trong nước, công ty nhấn mạnh rằng các sản phẩm của họ được chế biến chỉ vài giờ sau khi chúng được đánh bắt.
Vẫn còn phải xem liệu những nỗ lực từ ngành và chính phủ Nga có cứu được ngành cá minh thái của Nga khỏi thiệt hại nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng xuất khẩu từ tháng 1/2021 hay không. Vụ B của Nga, sẽ bắt đầu vào tháng 10/2021 với TAC là 250.000 tấn, nhưng các chuyên gia thủy sản Nga dự đoán sẽ chỉ đánh bắt được 80.000 tấn, vì năng suất của các ngư trường thường thấp hơn vụ A. Theo Alexei Buglak của PCA, việc sử dụng TAC với lượng khai thác này sẽ lên tới 85%. Việc nâng tỷ lệ sử dụng lên 92 đến 95 % sẽ đòi hỏi phải tăng cường gấp đôi cường độ đánh bắt. Nếu điều đó xảy ra, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy các công ty đánh bắt cá của Nga đã tìm ra cách để bán cá minh thái của họ.
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn