NDT mất giá làm hạn chế xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc

Thị trường thế giới 08:23 25/10/2022
(vasep.com.vn) Sau một thời gian dài gián đoạn, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc dường như đã trở lại với việc các nhà nhập khẩu Trung Quốc mua hàng "mạnh tay" trong vài tuần qua.

Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang tận dụng lợi thế giá giảm do nhu cầu tại thị trường EU và Hoa Kỳ đang yếu đi. Giá cả được dự đoán tương đối ổn định từ nay đến trước Giáng sinh và Tết Nguyên đán của Trung Quốc. 

Giá tôm hầu hết các kích cỡ đối với cả tôm nguyên con, tôm còn vỏ hay tôm không đầu, có vỏ đều giảm trong tuần. Nguyên nhân được xác định do hoạt động mua hàng của Mỹ và EU gần đây đang chậm lại. 

Trên thực tế, các số liệu mới nhất cho thấy giá tôm thẻ chân trắng của Ecuador giảm nhẹ so với các kích cỡ lớn hơn.

Tính đến tuần 41 (10-16/10), giá trung bình tại đầm đối với tôm HOSO Ecuador là 5,40 USD/kg đối với tôm cỡ 20/30; 4,70 USD/kg với cỡ 30/40; 4,20 USD/kg với cỡ 40/50; 3,80 USD/kg với cỡ 50/60; 3,40 USD/kg với cỡ 60/70; và 2,80 USD/kg đối với cỡ 70/80.

Ngoài ra, giá hầu hết các cỡ tôm HLSO cũng giảm trong tuần này, ngoại trừ cỡ 61/70 và 91/110, tăng 0,20 USD và 0,40 USD so với tuần trước lên 4,20 USD/kg và 3 USD/kg.

Giá tôm loại 16/20 giảm 0,20 USD xuống 7,28 USD/kg, giá loại 21/25 cũng giảm 0,30 USD đến 6,30 USD/kg. Giá tôm HLSO cỡ vừa cũng giảm 0,45 USD xuống 5,10 USD/kg và 4,63 USD/kg cho tôm cỡ 36/40 và 41/50.

Đồng NDT mất giá ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc

Lo lắng về sự mất giá nhanh chóng của đồng NDT 

Bất chấp sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhằm kiềm chế sự mất giá, đồng NDT đã giảm trong nhiều tháng,  dao động gần mức thấp kỷ lục so với đồng USD. 

Đồng NDT mất giá ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu tôm của Ecuador cho Trung Quốc do có thể ảnh hưởng nặng nề đến giá nhập khẩu. Ecuador xuất khẩu một tỷ lệ tôm đáng kể (từ 55% đến 65%) đến Trung Quốc. Có thể thấy Trung Quốc vẫn là thị trường lớn của Ecuador. 

Đồng NDT giảm so với đồng USD ở mức chưa từng thấy kể từ năm 2008. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhập khẩu tôm Ecuador dù trong thời gian gần đây tôm sản xuất ở Trung Quốc đã giảm do thời tiết xấu và các vấn đề năng lượng, đặc biệt là ở tỉnh Tứ Xuyên. 

Reuters báo cáo rằng đồng NDT của Trung Quốc đang giao dịch ở mức 7,14 CNY/USD, so với 6,35 CNY vào tháng 4.  

Tác động của các hạn chế COVID của Trung Quốc đối với nhập khẩu tôm trong năm nay rõ ràng hơn so với hai năm trước đại dịch. Trung Quốc đã nhập khẩu 95.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh trị giá 624 triệu USD trong tháng 8, tăng 89% về lượng so với tháng 8 năm ngoái.

Nhập khẩu chậm lại vào đầu năm nhưng đã tăng mạnh trở lại vào mùa hè này do sản xuất trong nước của Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu nội địa.

Xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đã giảm 20.000 tấn so với mức kỷ lục sau khi lượng hàng dự trữ kết thúc vào Tết Trung thu, khiến doanh số bán sang Trung Quốc chậm lại. Điều này cho thấy các lô hàng quay trở lại mức bình thường mặc dù ghi nhận tăng 21%, tương đương 83.000 tấn so với xuất khẩu vào tháng 8/2021. 

Các lô hàng tôm Ecuador đến Trung Quốc là 51.000 tấn, giảm so với mức kỷ lục 55.000 tấn của tháng 7. Xuất khẩu tôm của Ecuador trước đó đã tăng hơn 100.000 tấn vào tháng 8 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

 Thùy Linh (Theo undercurrentnews)

dong ndt mat gia xuat khau tom ecuador sang trung quoc

TIN MỚI CẬP NHẬT

Mời tham dự khóa tập huấn: Kiểm kê Khí nhà kính và các Giải pháp Xanh hóa Sản xuất ngành Thủy sản

 |  11:30 21/05/2024

Chương trình giúp nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành kiểm kê khí nhà kính, xác định nguồn thải, thu thập dữ liệu, xác định ranh giới tổ chức và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các biện pháp triển khai hiệu quả Xanh hóa sản xuất, giảm phát thải, góp phần giúp DN đáp ứng các yêu cầu qui định kiểm kê khí nhà kính trong nước (nghị định 06/2022/NĐ-CP, QĐ 01/2022/QĐ-TTg, luật môi trường…) cũng như xu hướng phát triển xanh, tín chỉ carbon ở các thị trường quốc tế. Chi tiết xem tại: https://daotao.vasep.com.vn/lich-khai-giang/khoa-tap-huan-kiem-ke-khi-nha-kinh-va-cac-giai-phap-xanh-hoa-san-xuat-nganh-thuy-san-2381.html

Động lực thị trường tôm càng xanh ở Trung Quốc

 |  10:25 21/05/2024

Nhật báo Bắc Kinh đưa tin lô tôm càng sống đầu tiên trong năm nay đã được bán ra thị trường vào đầu tháng 3, sớm hơn năm 2023; giá cũng giảm khoảng 20% so với năm ngoái.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2024 lập kỷ lục

 |  10:25 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của Na Uy lập kỷ lục mới, với tổng giá trị đạt 13,9 tỷ NOK (1,28 tỷ USD), tăng 924 triệu NOK (tương đương 7%) so với cùng kỳ năm trước.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  09:35 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2024, Việt Nam XK gần 580 triệu USD cá tra, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Với kim ngạch XK đạt hơn 168 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 4/2024, XK cá tra tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm.

Doanh thu của Maruha Nichiro Nhật Bản đạt kỷ lục nhờ hải sản chế biến

 |  08:41 20/05/2024

(vasep.com.vn) Maruha Nichiro, công ty thủy sản lớn nhất thế giới về doanh thu đạt kỷ lục mới về doanh thu hợp nhất là 1,03 nghìn tỷ JPY (6,6 tỷ USD) cho năm tài chính 2023, kết thúc vào ngày 31/3/2024, nhờ thu nhập mạnh mẽ từ thủy sản chế biến tại nhà và sự mất giá của đồng Yên.

Infographic: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  08:40 20/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK thủy sản của Việt Nam tiếp tục khả quan trong tháng 4/2024. Nhờ đó, tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 kim ngạch XK thủy sản cả nước tăng 6%, đạt 2,7 tỷ USD. XK 3 nhóm mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

DOL: Nạn lao động cưỡng bức không còn xuất hiện trong ngành tôm Thái Lan

 |  08:39 20/05/2024

(vasep.com.vn) Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) đang thúc đẩy việc sửa đổi một quyết định cách đây 15 năm về việc sử dụng lao động trẻ em phổ biến trong ngành tôm Thái Lan.

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC