Tính đến ngày 31/10/2020, tổng sản lượng surimi giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019 xuống mức 176.930 tấn, trong đó sản lượng surimi trong vụ B cũng giảm so với vụ B năm 2019 xuống mức 96.700 tấn.
Với việc bắt đầu vụ khai thác chậm hơn và sản lượng thấp hơn, vụ B kết thúc vào ngày 31/10/2010 với sản lượng khai thác đạt 1,318 triệu tấn, thấp hơn so với mức hạn ngạch được phân bổ ở mức 1,38 triệu tấn. Trong số các loại sản phẩm chính, chỉ có sản lượng cá minh thái cắt nhỏ (mince) tăng trong vụ B, tăng 48% đạt 18.100 tấn, đưa tổng sản lượng trong năm 2020 lên mức 28.850 tấn, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2019.
Cá minh thái phi lê rút xương (PBO) có mức giảm lớn nhất, đây là sản phẩm chính của lĩnh vực sản xuất lát cá tẩm bột ở châu Âu. Sản lượng PBO trong vụ B giảm 37% xuống 52.300 tấn, với sản lượng trong cả năm 2020 giảm 23% xuống 102.140 tấn.
Sản lượng cá minh thái lột da (deepskin pollock), được McDonald's sử dụng trong sản phẩm Filet-o-Fish giảm 10% xuống mức 28.500 tấn. Trong năm 2020, sản lượng deepskin giảm 13% xuống mức 50.330 tấn.
Theo dữ liệu đến ngày 10/10/2020, sản lượng PBO trong vụ B đã giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019 và sản lượng surimi giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Sản lượng cá khai thác dùng để chế biến đạt 468.469 tấn, ít hơn 29.550 tấn so với mức phân bổ hạn ngạch của lĩnh vực này. Sản lượng đánh bắt ven bờ (Inshore) đạt 599.620 tấn, ít hơn mức hạn ngạch 22.905 tấn.
Sản lượng khai thác của lĩnh vực phát triển cộng đồng (CDQ) đạt 127.649 tấn, ít hơn 16.751 tấn so với hạn ngạch được phân bổ 144.400 tấn. Lĩnh vực tàu cỡ lớn (Mothership) đạt sản lượng khai thác 122.395 tấn trong số tổng sản lượng 124.505 tấn được phân bổ.
Do sản lượng khai thác thấp hơn, các hợp đồng cá minh thái của Mỹ đang được đẩy sang năm 2021, với các cuộc thảo luận về giá cho vụ A năm 2021 cũng bị trì hoãn.
Sự sụt giảm sản lượng cá minh thái Alaska dẫn đến nhu cầu bán lẻ tăng mạnh trong thời gian dịch COVID-19 xảy ra, đối với cả phi lê PBO và sản phẩm surimi.
Jens Peter Klausen, người điều hành JP Klausen & Co, thuộc sở hữu của Nippon Suisan Kaisha của Nhật Bản “Tất nhiên, sản lượng giảm ảnh hưởng đến giá cả khi nhu cầu ở mức cao”.
Rasmus Soerensen, Phó Chủ tịch điều hành của American Seafoods Group, nhà chế biến cá minh thái trên biển lớn nhất với 6 nhà máy, cho biết sản lượng thấp hơn đồng nghĩa với việc bất kỳ cuộc đàm phán hợp đồng nào cho năm 2021 đều bị hoãn lại "Chúng tôi đã hoãn các cuộc đàm phán cho năm 2021 tại thời điểm này vì chúng tôi cần xem vụ khai thác này sẽ kết thúc ra sao”.
(Theo undercurrentnews.com)
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn