Làm sao tăng hiệu quả trong nuôi tôm?

Xuất nhập khẩu 08:37 06/07/2020
Từ chục năm trước, tôm thẻ chân trắng được phép nuôi ở các tỉnh đồng bằng Cửu Long. Với ưu thế mau lớn, năng suất cao, nuôi ngắn ngày hơn tôm sú và được quảng bá là chống chịu tốt hơn sự biến động của môi trường, tôm thẻ chân trắng đã được người nuôi đón nhận và diện tích nuôi đã tăng lên liên tục, đến nay chạm ngưỡng 100 ngàn hecta. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi tôm bị thua thiệt nặng nề. Nguyên do tôm bị dịch bệnh tấn công và giá tôm trồi sụt thất thường. Việc tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình hình trên trở thành nhu cầu bức xúc, tiếp sức người nuôi trong lúc khó khăn này và góp phần đưa ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn.

Muốn tăng hiệu quả nuôi tôm cần xem xét yếu tố khách quan là giá cả thị trường và yếu tố chủ quan là việc thực thi thả nuôi.

Yếu tố giá cả tôm trên thị trường

Dĩ nhiên chỉ xoay quanh tôm thẻ chân trắng. Giá cả do cung cầu thế giới và cung cầu trong nước quyết định. Ở Việt Nam chưa có ai đủ tiềm lực lũng đoạn giá cả tôm nguyên liệu, sản phẩm vốn dĩ không thể dự trữ lâu, tất cả theo cơ chế thị trường, quy luật cung cầu.

Thế giới có các cường quốc nuôi tôm là Indonesia, Ecuador nuôi tôm phía Nam bán cầu, thả nuôi trong năm, thu hoạch từ cuối tháng 3 hàng năm. Ấn Độ, Trung quốc, Thái Lan và Việt Nam nuôi tôm thuộc Bắc bán cầu, thu hoạch từ tháng 5 hàng năm. Đó là bình thường, nhưng mỗi nước mỗi vùng có thời tiết khác nhau khiến việc thả nuôi tôm có thể sớm hoặc trễ hơn. Nhờ đó các cơ sở chế biến tôm có nguyên liệu ổn định hơn và thị trường có nguồn cung đều đặn hơn. Tựu chung, giá tôm sẽ giảm dần từ tháng 5 và đến tháng 9 sẽ phục hồi. Bởi lúc đó nguồn cung mạnh nhất. Tuy nhiên cũng có lúc thất thường. Như đầu năm 2018, do tiêu thụ yếu, các thị trường lớn còn tồn hàng, tôm Indonesia trúng, vô vụ sớm, khiến cuối tháng 4 mà giá tôm thế giới giảm thấp, tôm tươi của ta cũng giảm theo, người nuôi không an tâm thả giống. Hoặc năm 2019, do dịch bệnh, người nuôi không mặn mà thả tôm vụ phụ, gây thiếu hụt tôm nguyên liệu cục bộ, mới giữa tháng 8 giá tôm nguyên liệu đã tăng mạnh.

Tóm lại, nói gì nói, cái căn bản giá cả tôm nguyên liệu có xu hướng thấp khoảng tháng 5 tới tháng 9. Thời gian còn lại, giá tốt hơn. Chiều ngược lại, người nuôi tính toán sao thời gian thu hoạch có phần tránh tập trung quá nhiều quãng thời gian trên nhằm giảm mức đùng ứ tôm nguyên liệu, nhằm hạn chế việc giảm giá do tác động cung cầu. Mâu thuẫn, bởi thời gian thu hoạch trên là kết quả của lịch thời vụ thuận lợi nhất. Giải pháp đưa ra là chia sẻ rủi ro, người nuôi thả nuôi rải vụ, thời gian thu hoạch dài ra.

Giá thành tôm nuôi của Việt Nam

Tôm nuôi của ta có giá vốn (giá thành) chênh lệch nhau do kỹ thuật nuôi, do mật độ thả giống, do năng lực vốn, do tình hình môi trường các địa phương...Tóm lại, do các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố này tự thân có tác động qua lại. Muốn xác định yếu tố nào tác động nhiều đến giá thành nuôi tôm tưởng dễ, nhưng thực tế không hẳn là vậy.

Cách  tiếp cận yếu tố tác động giá thành thông qua phân tích hình thức nuôi

Hai hình thức nuôi phổ biến là ao đất và ao bạt đáy. Ao đất, tận dụng được một phần dinh dưỡng từ đất. Rủi ro là tồn lưu các hoá chất đã sử dụng từ vụ trước ở đáy ao, khó làm sạch đáy ao trong quá trình nuôi..., cho nên mật độ nuôi dưới 100 con mỗi mét vuông. Thời gian qua, dịch bệnh nhiều, hình thức ao nuôi này bộc lộ thêm nhược điểm là dịch bệnh khó trị hơn do vi khuẩn sinh sôi đáy ao khó kiểm soát.

Trên diện rộng, tỉ lệ ao nuôi thành công chỉ ở mức 30% (*). Từ đó, phát triển hình thức nuôi ao bạt đáy, diện tích ao nhỏ, có thể nuôi tôm mật độ cao, năng suất cao và tỉ lệ ao nuôi thành công cũng cao, trên 70% (*). Rõ ràng nuôi ao bạt đáy hiệu quả hơn. Tuy nhiên lại đòi hỏi mức đầu tư lớn, điều mà đại đa số người nuôi không đủ khả năng vì đồng vốn không nhiều do đã thua lỗ nhiều năm. Thực tế do đầu tư thấp, giá thành nuôi ao đất sẽ thấp hơn nuôi ao bạt đáy. Bù lại năng suất ao nuôi bạt đáy rất cao, tổng thể ao bạt đáy thu lợi nhuận tốt hơn. Hai hình thức này đang tồn tại song song, nuôi ao bạt đáy có xu hướng mở rộng. Trong cơ cấu giá thành hai hính thức nuôi, hơn thua nhau ở kỹ thuật nuôi, hơn là các yếu tố khác không chch lệch nhau nhiều.

 (*): Trích trong Phân tích các yếu tố đầu vào mô hình nuôi tôm thẻ ao đất và ao bạt. TS Nguyễn Duy Hòa và KS Nguyễn Xuân Hoàng

http://thuysanvietnam.com.vn/phan-tich-cac-yeu-to-dau-vao-mo-hinh-nuoi-tom-the-ao-dat-va-ao-bat-be-bat-article-22730.tsvn

Cách tiếp cận yếu tố tác động giá thành thông qua phân tích cơ cấu giá thành

Bài viết của của TS Hòa và KS Hoàng trong trích dẫn nêu trên cho thấy cơ cấu giá thành của hai hình thức nuôi tôm như sau:

- Yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất là thức ăn, chiếm từ 50-62%. Giải pháp đưa ra là phải chú trọng tiết kiệm thức ăn và giảm giá thức ăn. Tiết kiệm thức ăn là kiểm soát cho tôm ăn vừa đủ, không dư thừa gây lãng phí và ôn nhiễm nước. Giám giá thức ăn bằng cách bớt tầng nấc trung gian.

- Yếu tố tiếp theo là thuốc, hoá chất, khoáng, dinh dưỡng.... chiếm từ 15-20%. Giải pháp vẫn là tiết kiệm và xài đúng chế phẩm ao tôm cần.

- Năng lượng cho tạo oxy, bơm nước, xử lý nước, ánh sáng... chiếm 6-10%.

- Yếu tố tỉ lệ thấp là con giống, chiếm 5-6%.

Cách tiếp cận này cho thấy việc tiết kiệm và giảm giá thức ăn chiếm vai trò lớn nhất.

TS.Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Làm sao tăng hiệu quả trong nuôi tôm? tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp năm 2024 cán đích 299 triệu USD

 |  14:05 27/01/2025

(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.

Thị trường nội địa vươn lên dẫn đầu về doanh thu của Vĩnh Hoàn

 |  13:57 27/01/2025

Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.

Ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm hơn 100 tấn cá cơm

 |  13:55 27/01/2025

Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.

Hàn Quốc vượt mốc 3 tỷ USD xuất khẩu thủy sản hàng năm, hướng tới EU để tăng trưởng mạnh hơn

 |  08:47 24/01/2025

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC