Tuy nhiên, doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,8% và thủy sản đóng hộp tăng 9,6% so với tháng 4/2021.
Giá thủy sản tươi tăng 13,5% trong tháng 4, so với mức 12,1% của tháng 3. Mức giá trung bình của thủy sản tăng lên mức 10 USD (9,5 EUR)/đơn vị hàng hóa - tương ứng với mức tăng 20,9%, trong khi giá của các sản phẩm thủy sản có vỏ tăng 2,3%.
Doanh thu thủy sản tươi giảm 11,8% còn 493 triệu USD (468 triệu EUR) trong tháng 4.
Tuy doanh số vẫn cao hơn mức trước Covid-19, khối lượng hàng bán đang thấp hơn thời điểm 2019, đặc biệt là với các mặt hàng thủy sản có vỏ với mức giảm 11,6% so với tháng 4/2019.
Giá thủy sản được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao trong bối cảnh các lệnh trừng phạt nhắm tới Nga, đặc biệt ảnh hưởng tới cua, cá tuyết cod và cá minh thái Alaska. Chiến sự ở Ukraine, lệnh phong tỏa tại Trung Quốc, mức lạm phát kỉ lục, thiếu nhân lực và khó khăn về chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới doanh thu thủy sản và thủy sản đông lạnh trong các tháng tới.
Bất chấp mức giá tăng cao, thủy sản đông lạnh ghi nhận mức doanh thu cao hơn 2,8% so với cùng kì năm trước. Doanh thu cá đông lạnh tăng 7,9% và tôm đông lạnh chưa qua chế biến tăng 3,2%. Tuy nhiên, các mặt hàng thủy sản đông lạnh đã qua chế biến giảm 6,2%.
Thủy sản đông lạnh vẫn ghi nhận mức doanh thu cao nhất trong số các sản phẩm thịt cung cấp protein, mặc dù có mức tăng trưởng thấp nhất - giảm 5,3% về khối lượng hàng bán.
Thủy sản đóng hộp ghi nhận mức tăng doanh số 9,6%, lên mức 223 triệu USD (212 triệu EUR) và tăng 6,5% về khối lượng.
Thủy sản đông lạnh và đóng hộp có hai lợi thế so với thủy sản tươi sống trong thời kì lạm phát tăng cao như hiện nay.
Thứ nhất là thời gian sử dụng - trong khi thủy sản tươi sống cần sử dụng hoặc làm đông lạnh trong vài ngày, thủy sản đông lạnh và đóng hộp không bị lãng phí vì sử dụng được lâu dài.
Thứ hai là giá và nhận thức về giá. Nhiều người tiêu dùng nghĩ rằng thủy sản đông lạnh rẻ hơn thủy sản tươi sống. Trong một vài trường hợp điều này là đúng, nhưng trong hầu hết trường hợp không có nhiều sự khác biệt. Tuy vậy nhận thức của người tiêu dùng mới là điều quan trọng. Quan trọng hơn, thủy sản đông lạnh và đóng hộp có mức giá đơn vị rẻ hơn, càng làm nhấn mạnh suy nghĩ rằng các mặt hàng này có mức giá hợp lý hơn.
Lạm phát đang làm ảnh hưởng tới gần như mọi mặt hàng tại siêu thị, bởi 75% người tiêu dùng được khảo sát nói rằng họ ngại phải chi tiêu khi lạm phát đạt mức kỉ lục trong 40 năm qua. 37% nói rằng họ sẽ giảm tiêu dùng thịt và thủy sản do giá tăng cao và 41% sẽ giảm mua sắm sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn. Gần như tất cả (97%) người tiêu dùng Mỹ đang định hình lại các ưu tiên mua sắm của họ để chi trả cho các mặt hàng thiết yếu nhất: các mặt hàng tạp hóa (56%), xăng dầu (43%), chỗ ở (29%) và chăm sóc sức khỏe (18%).
Minh Trang
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.
(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.
(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.
Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn