Kịp thời gỡ khó ngành tôm để đáp ứng nhu cầu cao từ các thị trường

Xuất nhập khẩu 08:00 07/09/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

Giá tôm giảm

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, mặc dù sản lượng tôm nước lợ 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá tôm thương phẩm hiện nay giảm từ 10.000 - 20.000 đồng/kg so với năm ngoái, thậm chí có vùng giảm hơn 20.000 đồng/kg.

Giá tôm tại Cà Mau hiện giảm liên tục, thậm chí giảm tới 30% so với thời điểm trước dịch. Giá tôm giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến tình hình thả giống nuôi tôm tại Cà Mau, hiện chỉ đạt khoảng 30-40% diện tích thả nuôi vụ mới.

Giá tôm tại Bạc Liêu cũng giảm tới 40-50%, khiến người nuôi tôm điêu đứng. Giá tôm tại Sóc Trăng giảm từ 10.000-20.000 đồng/kg bởi các cơ sở chế biến không có nhu cầu nguyên liệu cao do bị thu hẹp hoạt động còn 30-50% công suất do hoạt động “3 tại chỗ”.

Nhà máy chế biến giảm công suất

Theo phản ánh của các DN chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu - ba địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước, hiện nay, diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp và các tỉnh đều thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nên không chỉ việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm gặp khó khăn mà các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến 60-70%, thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao.

Chi phí cho sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" rất cao vì doanh nghiệp phải thuê nhà trọ, khách sạn, thậm chí thuê cả đội xe vận chuyển công nhân…

Vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho nuôi tôm gặp nhiều ách tắc khi đi qua các chốt trạm.

Tín hiệu thị trường

Những khó khăn từ khâu sản xuất, chế biến đã tác động lên kim ngạch XK tôm. Nửa đầu tháng 8/2021, XK tôm Việt Nam đạt 119,2 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến giá trị XK tôm trong cả tháng 8 năm nay sẽ giảm từ 35-40% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, nhu cầu từ các thị trường có nhiều tín hiệu tích cực. Thị trường Mỹ và EU đã nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại và vaccine được tiêm diện rộng. Nhu cầu NK tôm từ các thị trường này rất cao từ nay đến tháng 11 để phục vụ Noel, nhất là nhu cầu NK tôm cỡ lớn. Theo các DN xuất khẩu, đơn hàng được ký rất nhiều, chỉ lo sản xuất không đủ để đáp ứng.

DN giảm thu mua tôm nguyên liệu do giảm công suất chế biến bởi hoạt động 3 tại chỗ. Điều này tác động tới giá tôm. Người nuôi lo lắng giảm thả nuôi, nguy cơ thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng trong quý cuối năm nay.

Các chuyên gia khuyến cáo bà con tiếp tục thả nuôi nhưng với mật độ thưa để thu hoạch được tôm cỡ lớn, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường.

Ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết nhu cầu thị trường đối với tôm cỡ lớn rất tốt với giá xuất cao. Để tăng công suất trong điều kiện thiếu công nhân hiện tại, nhà máy phải tăng sản xuất size lớn. Khuyến cáo bà con thả mật độ thưa 100-120 con/m2 so với mật độ cao trước đây là 250 – 300 con/m2. Hiện tại size 10-45 con/kg đang được ký hợp đồng nhiều. Loại 40 con/kg đang được thị trường Mỹ đặt hàng nhiều. Bà con yên tâm thả giống, khi tình hình giãn cách ổn định, DN sẽ đẩy giá mua tăng lên. Minh Phú cũng sản xuất tôm giống, Minh Phú cho biết sẽ cùng với các đơn vị tôm giống có chính sách hỗ trợ giảm giá, nâng chất lượng tôm giống để bà con nuôi thành công.

Trong thời gian tới, khi việc tiêm vaccine đã đạt được sự bao phủ nhất định, cơ quan hữu quan nên có chiến lược phù hợp, chính sách hợp lí cho từng địa phương để vừa phòng chống dịch vừa phát triển sản xuất, đạt mục tiêu kép.

Các địa phương cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, tiếp tục duy trì sản xuất nuôi tôm nước lợ tránh xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu vào các tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Kiến nghị ngành Ngân hàng, các tổ chức tài chính... tham gia hỗ trợ cùng nhà máy chế biến bằng việc hạ lãi suất cho vay thu mua tôm nguyên liệu cho người nuôi, tạo điều kiện cho tái sản xuất.

xuat khau tom viet nam nuoi tom 3 tai cho covid gian cach xa hoi gia tom vaccine

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đào tạo nuôi biển công nghiệp cho các tỉnh, thành phố miền Trung

 |  16:01 15/11/2024

Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam

 |  15:58 15/11/2024

Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Chiến lược của ông Trump dự kiến sẽ làm tăng rào cản cho các nhà nhập khẩu thủy sản

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.

Ecuador đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.

HSBC tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:30 15/11/2024

HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.

Hà Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

 |  08:25 15/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thai Union có thể hưởng lợi trước các chính sách mới của ông Trump

 |  09:17 14/11/2024

(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.

Ấn Độ, Oman đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bột cá sau kỷ lục năm 2023

 |  09:15 14/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.

Cua ghẹ Việt Nam hút hàng tại Trung Quốc

 |  09:04 14/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.

Các công ty thức ăn chăn nuôi tham gia Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP)

 |  08:35 13/11/2024

(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC