Mức giá bán buôn trung bình là 6,55-6,75 USD/pao đối với chân và mình cua đông lạnh 5-8 ounce từ Newfoundland và Labrador (NL), cao hơn 8% so với mức giá 6,05-6,25 đô USD/pao vào 20/8.
Mức giá 6,05-6,25 USD/pao đã kéo dài hơn hai tháng sau khi giảm từ mức 6,25-6,45 USD/pao trước đó.
Les Hodges, một chuyên gia tư vấn về cua tuyết và cua hoàng đế có trụ sở tại khu vực Seattle, Washington, cho rằng nguồn cung từ Canada đang giảm. Ông ước tính chỉ còn 4.977 tấn ở Canada từ các mùa gần đây nhất.
Hodges cho biết nhu cầu về cua tuyết rất lớn và một số người mua tiềm năng gần đây thấy ngày càng khó tìm được nguồn cung loài giáp xác này khi người bán cho biết họ đang giữ lại lượng hàng tồn kho hiện có để cung cấp cho những khách hàng thường xuyên.
Hodges đã đếm được 26 chiến dịch quảng cáo bán lẻ cua tuyết tại 16 khu vực đô thị trên khắp cả nước vào ngày 7 tháng 9, nhiều hơn bình thường rất nhiều. Giá dao động từ 7,77 USD/pao đến 8,99 USD/pao ở hầu hết các thị trường.
Nhập khẩu của Mỹ có thể vượt qua kỷ lục của năm ngoái
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 45.588 tấn cua tuyết từ Canada với giá trị 713,3 triệu USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 27% về giá trị so với 7 tháng đầu năm 2023.
Hoa Kỳ vẫn đang giữ kỷ lục NK 53.536 tấn cua tuyết Canada năm 2023. Tuy nhiên, nếu thực sự chỉ còn chưa đến 5.000 tấn cua ở Canada tính đến cuối tháng 7, có lẽ kỷ lục này sẽ không thể bị phá vỡ trong năm nay.
Vào tháng 7 năm 2024, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 8.113 tấn cua tuyết từ Canada với giá trị 126,8 triệu USD, giảm 35% về khối lượng và giảm 20% về giá trị so với tháng 7 năm 2023.
Tổng lượng cua tuyết nhập khẩu từ Na Uy của Hoa Kỳ đạt 3.677 tấn, trị giá 49,2 triệu USD trong 7 tháng đầu năm, tăng lần lượt 27% và 56% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, phần lớn cua tuyết của Na Uy đã được sử dụng hết. Vào tháng 8, nước này chỉ xuất khẩu 49 tấn trị giá 658.000 USD, phân phối chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và Bỉ.
Nhật Bản đã nhập khẩu 11.153 tấn cua tuyết, trong đó Nga cung cấp 7.031 tấn và Canada 2.361 tấn. Na Uy đã XK 888 tấn sang Nhật Bản trong giai đoạn này, tăng 242% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá NK trung bình từ tất cả các nguồn tăng 12% lên 14,72 USD/kg.
(vasep.com.vn) Ngày 2/4/2025, Tổng thống Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng thuế quan đối ứng. Mục đích là nhằm giải quyết thâm hụt thương mại lớn, bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia, đồng thời tái thiết ngành sản xuất trong nước. Một mức thuế 10% sẽ được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia từ ngày 5/4/2025. Các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, có hiệu lực từ ngày 9/4/2025. Việt Nam chịu mức thuế 46%, cao hơn nhiều nước XK thủy sản cạnh tranh khác như Thái Lan (36%), Ấn Độ (26%), Indonesia (32%, Ecuador (10%)…
(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.
(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.
Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.
Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).
Để bán được hàng thủy sản với số lượng lớn vào thị trường Mỹ là một thách thức đối với các DN. Một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ là Waltmart. Từ những năm 2012, qua các nhà cung cấp trung gian, Walmart đã bắt đầu nhập một số sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam, như cá Tra fillet, tôm đông lạnh, để phân phối cho hệ thống cửa hàng bán lẻ của họ.
(vasep.com.vn) Giá cá ngừ trên thị trường Châu Âu dao động dựa trên nhiều yếu tố bao gồm sản lượng khai thác, nhu cầu thị trường, các biện pháp quản lý, thuế quan và yếu tố kinh tế vĩ mô. Dưới đây là giá tham khảo của một số loài cá ngừ được tiêu thụ chính tại Châu Âu:
(vasep.com.vn) Lấy cảm hứng từ chiến thuật của cựu bộ trưởng thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti, Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) đã tịch thu và đốt 02 tàu đánh cá nước ngoài bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc. Đây là động thái mới nhất trong một loạt các lệnh cấm nhằm cắt đứt dòng người di cư bất hợp pháp và cấm cửa các tàu đánh cá bất hợp pháp của Indonesia tại khu vực xa xôi này, nơi có ít người sinh sống và sự hiện diện hạn chế của chính phủ.
Theo báo cáo HĐQT, năm 2024 IDI duy trì được khách hàng truyền thống và mở rộng sang các thị trường tiềm năng, đặc biệt là Mỹ nhờ mức thuế chống bán phá giá được giảm đáng kể.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn