Tính đến tuần 48 (25/11-1/12/2024), giá cá rô phi nuôi ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam đã giảm 0,4 NDT (0,05 USD)/kg so với tháng trước.
Giá cá rô phi loại 500-800 gram đã giảm xuống còn 9,2 NDT/kg tại Quảng Đông và 9,6 NDT/kg tại Hải Nam, mức thấp nhất trong 12 tháng qua.
Sau khi ông Trump nhậm chức, ông ấy sẽ có tác động đáng kể đến thương mại toàn cầu và cá rô phi là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất", theo người phát ngôn của Tongwei Group, nhà cung cấp cá rô phi đông lạnh lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã nhập khẩu 112.811 tấn cá rô phi trị giá 317,2 triệu USD từ Trung Quốc trong năm 2023, trả 77,1 triệu USD tiền thuế. Mức thuế bổ sung 10% có khả năng sẽ tăng thêm 32 triệu USD chi phí hàng năm.
Các nhà máy chế biến cá rô phi của Trung Quốc hiện chưa hề chậm lại; đơn hàng nhiều vì nhà NK Hoa Kỳ đang tích cực tích trữ. Tuy nhiên, khi giá cá rô phi giảm, lợi nhuận của người nông dân giảm và chuỗi cung ứng lặp lại những điều chỉnh lớn của năm 2018-2019.
Dựa trên nghiên cứu của Tongwei, người nông dân vẫn đang có lãi, với mức lãi là 1,0-2,0 NDT/kg. Tuy nhiên, nếu tình hình lặp lại như năm 2019 và giá giảm xuống còn 8,2-8,4 NDT/kg, hầu hết người nông dân có thể lỗ.
Một giám đốc điều hành khác của một công ty xuất khẩu ở Hải Nam tỏ ra lạc quan hơn khi cho rằng tác động có thể không đáng kể. "Nếu Hoa Kỳ tăng thuế, thuế này sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm, nghĩa là các mặt hàng như cá rô phi Trung Quốc và cá tra Việt Nam đều sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn. Trong trường hợp đó, cá rô phi vẫn có thể duy trì được khả năng cạnh tranh về giá"
"Đối với người nông dân, họ từng kiếm được 2,0 NDT/kg, nhưng với mức thuế bổ sung, khi đó họ chỉ có thể kiếm được 0,6-0,8 NDT/kg. Người mua ở Hoa Kỳ có thể sẽ tích trữ với số lượng lớn trước khi mức thuế có hiệu lực, vì vậy, 6 tháng tới, giá có thể vẫn tương đối ổn định", ông nói thêm.
"Cá rô phi Trung Quốc được xuất khẩu sang nhiều nước và Hoa Kỳ không phải là thị trường duy nhất. Về lâu dài, ngành cá rô phi Trung Quốc vẫn có khả năng phục hồi và sẽ không trải qua những thay đổi lớn do thuế quan của Hoa Kỳ", ông kết luận.
(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng giá mạnh mẽ từ mùa hè năm 2024, một phần do nhu cầu xuất khẩu tăng cao từ các thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Giá sò điệp, đặc biệt là sò điệp Yesso, dự báo sẽ tiếp tục tăng do sản lượng sò điệp tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới.
(vasep.com.vn) Thay vì tập trung vào các chứng nhận rời rạc, họ xây dựng toàn bộ quy trình sản xuất xoay quanh các giải pháp có tác động tích cực, tạo ra một câu chuyện sản phẩm toàn diện và đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Nguồn cung cá thịt trắng tự nhiên đang giảm trên các thị trường EU, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương, dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao và làm giảm tiêu dùng vào năm tới, buộc các nhà chế biến phải tìm giải pháp.
(vasep.com.vn) Ngày 19/12/2024, Đối tác Nghề cá Bền vững (SFP) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) đã tổ chức một hội thảo tại Puntarenas, Costa Rica, phối hợp cùng Viện Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Costa Rica (INCOPESCA) và FEDENAP – liên đoàn nghề câu dây dài của Costa Rica, nhằm đặt nền tảng cho một chương trình giám sát điện tử (EM) hiệu quả trong khu vực.
(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Đại dương Canada (DFO) cắt giảm tổng hạn ngạch cho đội tàu đánh bắt sò điệp ngoài khơi xuống còn 3.195 tấn vào năm 2025, giảm 39% so với hạn ngạch 5.205 tấn được phép vào năm 2024.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong mô hình tiêu thụ cá, đặc biệt là trong phân khúc cá thịt trắng. Khi giá các loài cá hoang dã như cá tuyết và cá minh thái gia tăng, các quốc gia EU đã bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu các loài nuôi trồng thủy sản như cá rô phi và cá tra. Hiện tượng này không chỉ phản ánh yếu tố kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các lựa chọn văn hóa của người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Mỹ là 1 trong những thị trường NK và tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, chủ yếu là sản phẩm phile đông lạnh. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quốc gia này đã NK nhiều hơn các sản phẩm cá tra GTGT.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn