Giá cá minh thái bỏ đầu rút ruột (H&G) của Nga tăng khi cảng Thanh Đảo đóng cửa

Cá thịt trắng 16:11 13/11/2020
(vasep.com.vn) Giá cá minh thái bỏ đầu rút ruột (H&G) của Nga đang bắt đầu tăng trong bối cảnh cảng Thanh Đảo đóng cửa đối với các tàu “tramper – tàu không định tuyến hoặc không có lịch trình cố định”.

Trung Quốc kỷ niệm lễ Quốc khánh từ ngày 1-8/10/2020 và do đó, không có hoạt động nào trên thị trường sau khi cấm các tàu tramper cập cảng. Hoạt động cấm diễn ra sau khi những người bốc dỡ thủy sản của Nga được phát hiện dương tính với COVID-19.

Hiện tại, cảng Thanh Đảo vẫn mở cửa cho các container, nhưng các tàu tramper là phương tiện mà Nga sử dụng để vận chuyển cá minh thái, cá hồi và các loại hải sản khác cho các nhà chế biến Trung Quốc ở các cảng như Thanh Đảo và Đại Liên lại không được vào cảng.

German Zverev, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Nga, cho biết Trung Quốc - điểm đến của 60% thủy sản XK của Nga, đã thiết lập các biện pháp hạn chế đối với 4 công ty Nga sau khi phát hiện coronavirus bên ngoài bao bì sản phẩm.

Các nhà xuất khẩu thủy sản của Nga coi hành động của Trung Quốc là một phần của "cuộc chiến thương mại không được công bố" hơn là một biện pháp phòng ngừa an toàn. Các biện pháp được đưa ra khi các thương nhân Trung Quốc đang muốn hạ giá sản phẩm thủy sản của Nga, Zverev cho biết.

Giá H&G đã ở trong tình trạng ảm đạm nhưng đang bắt đầu ổn định. Giá sản phẩm đã ở quanh mốc 1.100 USD/tấn trong vài tháng, giá cá minh thái H&G cỡ từ 25cm trở lên đã tăng lên mức 1.230 - 1.250 USD/tấn.

Việc đóng cửa sẽ làm tăng chi phí cho các nhà chế biến ở Thanh Đảo, những người đang phải sắp xếp lại việc giao hàng từ các cảng khác khi những tàu tramper sẽ phải định tuyến lại, một Giám đốc của một công ty chế biến Trung Quốc cho biết.

Ngoài ra cũng có những vấn đề ở Đại Liên, cảng mà một số tramper đang chuyển hướng đến. Cảng Đại Liên cũng đã đóng cửa vào cuối tháng 7/2020 do một đợt bùng phát virus corona liên quan đến một công ty thủy sản.

"Chúng tôi nghe nói một số công ty không thể lấy nguyên liệu mà họ sở hữu từ các kho lạnh ở Đại Liên", một người kinh doanh cá minh thái thứ hai ở Nga cho biết. "Điều này đang gây ra tình trạng hỗn loạn. Chúng tôi không muốn những tàu tramper bị mắc kẹt ở Trung Quốc và đang xem xét chuyển toàn bộ hàng để xuất khẩu sang châu Phi".

"Các nhà máy đang chịu áp lực để có đủ nguyên liệu sản xuất", một nhà chế biến Trung Quốc cho biết. "Các nhà máy ở Trung Quốc không có nguồn dự trữ lớn. Nguồn dự trữ đang giảm và họ không có nguồn lực tài chính dồi dào. Do đó, nếu nhu cầu H&G tăng lên thì giá sản phẩm sẽ tăng lên nhanh chóng”.

Vào thời điểm này, nguyên liệu thô đang thiếu do các công ty của Nga chuyển sang khai thác cá nổi và sửa chữa tàu trước khi quay lại khai thác ở biển Okhotsk trong tháng 11 và tháng 12/2020.

Hy vọng giá cá minh thái cấp đông hai lần sẽ tăng

Giá cá minh phi lê cấp đông hai lần dự kiến sẽ tăng. Giá cá minh thái cấp đông một lần vẫn ổn định do sản phẩm này được tiêu thụ rộng rãi trong lĩnh vực bán lẻ, vốn bùng nổ trong thời điểm đại dịch. Sản phẩm cấp đông hai lần tập trung vào phân khúc dịch vụ thực phẩm, vì vậy sản phẩm này đã bị ảnh hưởng do các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19 gây ra.

Giá xuất kho ở mức 3.400-3.550 USD/tấn đang được thảo luận cho vụ A năm 2021 đối với cá minh thái cấp đông một lần và cá minh thái rút xương (PBO). Điều này xảy ra do sản lượng PBO của Mỹ giảm 40% do sản lượng khai thác thấp.

“Giá sản phẩm cấp đông một lần vẫn cao. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác của Mỹ giảm rất nhiều. Với kết quả này, các công ty Mỹ dự kiến ​​sẽ thiếu hụt ngyên liệu nhất định. Đó là dấu hiệu cho việc tăng giá đối với sản phẩm cấp đông hai lần và sản phẩm H&G. Giá sản phẩm cấp đông hai lần hiện tại đang quá thấp và có sự chênh lệch lớn với sản phẩm cấp đông một lần”, một nhà chế biến của Nga cho biết.

Các hợp đồng đối với sản phẩm cấp đông hai lần khối lượng lớn cho năm 2021 sẽ bắt đầu thanh toán vào cuối tháng 10/2020. Các hợp đồng lớn đã được chốt vào đầu năm 2020 ở mức 3.100-3.200 USD/tấn, nhưng mức giao ngay hiện tại đối với khối lượng nhỏ ở mức 2.700-2.800 USD/tấn. Thậm chí đã có một số lô nhỏ hơn được bán ở mức 2.600 USD/tấn. Tuy nhiên, đó không phải là mức thị trường, đó là khối lượng được thanh lý với giá thấp”.

Dữ liệu từ Cơ quan quan sát thị trường châu Âu về Thủy sản và Sản phẩm nuôi trồng thủy sản cho thấy giá cấp đông hai lần của Trung Quốc giảm mạnh. Trong tháng 9/2020, mức giá trung bình của sản phẩm ở mức 2,53 EUR/kg, giảm so với mức 2,99 EUR/kg trong tháng 3/2020. Giá sản phẩm đã tăng lên trong tuần 40.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra

 |  08:34 22/11/2024

Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Brazil tăng vọt trong quý 3/2024

 |  08:26 22/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.

Campuchia tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:51 21/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.

Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC