FAO: Thị trường tôm thế giới nửa đầu năm 2021, dự báo

Thị trường thế giới 08:56 09/12/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của FAO, nguồn cung tôm nuôi thế giới vẫn ổn định trong nửa đầu năm 2021. Trong khi nhu cầu tôm chững lại ở Trung Quốc thì nhu cầu lại tăng mạnh ở các thị trường phương tây. Nhờ sản lượng ổn định và các cơ sở chế biến XK được cải thiện, Ecuador tăng XK tôm sang các thị trường hiện có và các thị trường mới nổi. Ngành tôm Ấn Độ tiếp tục phải đối mặt với khủng hoảng Covid-19 và toàn chuỗi nguồn cung bị ảnh hưởng. Trong khi, Việt Nam và Indonesia vẫn duy trì XK ổn định nhờ nguồn cung và sản xuất hàng giá trị gia tăng ổn định.

 

Sản lượng tôm nuôi vẫn ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu thế giới trong nửa đầu năm nay. Với nguồn cung tăng, Ecuador vẫn là nước sản xuất tôm nuôi lớn nhất. Việt Nam và Indonesia tăng cả sản lượng và XK. Sản lượng tôm của Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm được cải thiện, tuy nhiên trong tháng 5, khu vực miền nam nước này phải thu hoạch khẩn cấp do lo ngại gián đoạn chuỗi nguồn cung vì dịch Covid diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, bão Yaas cũng phá hủy vụ tôm đầu năm tại khu vực phía đông nước này (Tây Bengal). Người nuôi tôm Ấn Độ thường sản xuất tôm cỡ lớn trong khi nhu cầu thị trường, nhất là Mỹ và Trung Quốc yêu cầu tôm cỡ trung bình, dẫn tới mất cân bằng trong chế biến XK. Ngành tôm Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu lao động lành nghề trong lĩnh vực chế biến do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Tại Argentina, khai thác tôm đạt sản lượng tốt trong nửa đầu năm nay, nhất là các cỡ 20/30 và 30/40. Tại vịnh Gulf of Mexico, sản lượng khai thác vẫn thấp trong nửa đầu năm nay.

Xuất khẩu

Top các nước XK tôm lớn nhất gồm Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Argentina. So với cùng kỳ năm trước, XK của tất cả các nguồn cung này đều tăng trừ Thái Lan. Ecuador tiếp tục là nước XK tôm lớn nhất nhờ tăng sản lượng hàng giá trị gia tăng nhờ đầu tư công nghệ mới và tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên, XK tôm của Ecuador sang Trung Quốc giảm do Trung Quốc tạm thời cấm NK từ một số công ty tôm lớn của Ecuador. Mỹ là thị trường NK tôm lớn thứ hai của Ecuador, chiếm tỷ trọng 23% tổng XK tôm của Ecuador (tăng từ 15,4% của cùng kỳ năm trước đó). XK tôm Ecuador sang các thị trường như EU, Trung Đông và phía đông châu Á (trừ Trung Quốc) cũng ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong nửa đầu năm nay. Ấn Độ cũng tăng trưởng XK trong giai đoạn này tuy nhiên XK tôm Ấn Độ sang Mỹ, EU và Trung Quốc đều giảm.

XK tôm của Việt Nam và Indonesia cũng tăng nhờ tăng doanh số XK hàng chế biến và sơ chế. XK của châu Á trong giai đoạn này phải đối mặt với thiếu container lạnh do các thủ tục kiểm tra y tế mất thời gian tại các nước NK, nhất là Trung Quốc. Việc thiếu hụt container tại châu Á cũng khiến chi phí vận tải tăng tới 1000%, nhất là với những chuyến hàng liên lục địa. XK tôm của Argentina cũng tăng với giá cao và sản lượng tốt, nhu cầu cao từ châu Âu và Nhật Bản. Giá tôm cỡ lớn và nhỏ của Argentina tăng.

Nhập khẩu

Cùng với việc các dịch vụ HORECA từng bước mở cửa, nhu cầu NK tôm của EU và Mỹ và một số thị trường phương tây khá tích cực. Tuy nhiên, NK của một số thị trường giảm như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong, Macao, Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand. Nhu cầu vẫn yếu ở các thị trường như Trung Đông như UAE, Ả Rập Saudi và một số thị trường nhỏ ở khu vực Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

EU

Nhu cầu NK của các thị trường châu Âu phục hồi nửa đầu năm nay do tiêm vaccine được đẩy nhanh, nhà hàng mở cửa trở lại. 80% lượng tôm NK của EU đến từ các nước ngoài khối với các nguồn cung chính như Ecuador, Ấn Độ, Greenland, Argentina, và Việt Nam. NK của các thị trường chính trong khối đều tăng như Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan. NK của các thị trường nằm ngoài khối như Nga, Anh tăng. Nguồn cung tôm đông lạnh bị hạn chế tại EU do nguồn cung từ Ấn Độ giảm vì ảnh hưởng của Covid và thiếu container. Tuy nhiên, EU vẫn tăng NK từ Ecuador trong khi nhu cầu NK từ Mỹ rất mạnh và nguồn cung tôm trên thị trường thấp. Nhu cầu tôm Argentina vẫn cao với giá tăng trên thị trường EU. Nhu cầu du lịch tại EU dự kiến phục hồi, nhất là tại khu vực phía Nam châu Âu.

Mỹ

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid, nhu cầu tôm, nhất là tôm chế biến, giá trị gia tăng (như tôm thịt, tôm bao bột) tại Mỹ tăng mạnh. Người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn tôm vì dễ chế biến tại nhà. Nửa đầu năm nay, Mỹ tăng NK từ Ecuador, Indonesia, Việt Nam trong khi NK từ Ấn Độ giảm nhẹ.

Đối với Ecuador, vị trí gần Mỹ là một lợi thế lớn so với các nhà cung cấp châu Á. Thời gian vận chuyển từ Ecuador đến các cảng của Mỹ là khoảng 7 ngày so với 30-40 ngày đối với hàng hóa từ châu Á.

Dịch Covid-19 đã và sẽ còn gây ra những ảnh hưởng lớn cho sản xuất và XK tôm tại các nước Đông Nam Á trong năm 2021 như thiếu container, cước phí vận tải tăng, tắc hàng tại cảng. Nguồn cung tôm từ châu Á sang EU và Mỹ có thể không đồng đều do ảnh hưởng của Covid-19 ở hầu hết các nước sản xuất. Điều này tạo cơ hội tăng doanh thu cho Ecuador tại Mỹ và EU vì XK tôm Ecuador sang Trung Quốc giảm.

Nhu cầu NK của thị trường EU và Mỹ vẫn tốt cho tới hết năm nay. Nguồn cung tôm cả trong nước và ngoài nước cho thị trường Mỹ đều thấp trong khi nhu cầu bán lẻ vẫn tốt, kinh doanh nhà hàng cải thiện, kinh tế Mỹ khả quan với số việc làm và thu nhập tăng. Nhu cầu NK của Trung Quốc vẫn thấp trong năm nay.

 

thi truong tom the gioi xuat khau

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

Tưng bừng hàng giá trị gia tăng tại Triển lãm Barcelona

 |  08:23 25/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 23/04/2024, Triển lãm Thuỷ sản toàn cầu lần thứ 30 đã khai mạc tại Trung tâm triển lãm Fira Gran Via, thành phố Barrcelona, Tây Ban Nha. Nhiều đơn vị chế biến và XK thủy sản của Việt Nam tham dự Triển lãm. Tại Triển lãm năm nay, các mặt hàng thủy sản chế biến sâu vẫn chiếm được sự quan tâm, ưa chuộng của đông đảo khách tham gia Triển lãm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC