Doanh nghiệp thủy sản mong được vay bằng đồng nội tệ

Chính sách 08:47 22/07/2022
Với gói hỗ trợ từ ngân hàng, cộng đồng doanh nghiệp (DN) ngành thủy sản rất mong được ngân hàng cùng các tổ chức tín dụng hướng dẫn chi tiết để DN hiểu rõ và tận dụng được cơ chế chuyển từ vay USD sang vay bằng nội tệ, với mục tiêu có thể đạt doanh số trên 10 tỷ USD trong năm nay.

Theo bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 7 này, DN ngành thủy sản đón nhận 2 tin vui.

Đó là, từ ngày 1/8/2022, TP Hồ Chí Minh sẽ miễn thu phí đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu được vận chuyển ra vào cảng bằng đường thủy nội địa theo hiệp định giữa Việt Nam và Campuchia về vận tải đường thủy. Các loại hình hàng hoá tương tự nhưng không theo hiệp định trên sẽ được giảm 50% mức phí.

Ngoài ra, hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại TP hay ngoài TP Hồ Chí Minh được điều chỉnh cùng một mức phí.

Những điều chỉnh này được HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X thông qua tại nghị quyết trong kỳ họp thứ 6 ngày 7/7 vừa qua.

"Đây thực sự là tin vui cho cộng đồng DN, trong đó có nhiều DN kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản. Quyết định điều chỉnh này sẽ giảm đáng kể gánh nặng chi phí logistics cho DN xuất nhập khẩu", bà Hằng chia sẻ.

Thêm vào đó, các DN ngành thuỷ sản là những đối tượng được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định số 31/2022 của Chính phủ với giải ngân hơn 16.000 tỷ đồng.

"Có thể nói, sau 2 năm bị "bão" COVID-19, từ chuyện nguyên liệu đến hậu cần sản xuất, chế biến và đặc biệt là logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn và đắt đỏ gấp nhiều lần so với trước dịch. Nhiều DN vừa và nhỏ trong ngành thuỷ sản phải phá sản. Nhiều DN "chết lâm sàng". Nhiều DN vẫn cố gắng cầm cự được nhưng lợi nhuận sụt giảm, thậm chí chấp nhận lỗ", bà Hằng nhìn nhận.

Bên cạnh thuận lợi, cộng đồng doanh nghiệp ngành thủy sản còn gặp nhiều khó khăn về vốn.

Thời gian quan, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực hỗ trợ DN. Các chính sách về vay vốn có ý nghĩa lớn với DN trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và giai đoạn phục hồi này.

Nghị định 31/2022 của Chính phủ là một chính sách hỗ trợ điển hình về phạm vi, cơ chế và nguồn tín dụng cho cộng đồng DN, hợp tác xã, trong đó có ngành thuỷ sản. Chắc chắn cộng đồng DN sẽ đón nhận tích cực chính sách hỗ trợ này, nhất là khối DN trong lĩnh vực nông - thủy sản.

Tuy nhiên, có một thực tế là các DN thủy sản xuất khẩu trong thời gian qua vẫn chủ yếu vay vốn bằng đồng USD với lãi suất trung bình 3-4%. Trong khi phạm vi của Nghị định 31 là hỗ trợ lãi suất dành cho các khoản vay bằng đồng nội địa. Do đó, nhiều DN hiện tại khi nghe thông tin thì rất quan tâm nhưng lại e ngại rằng “thủy sản xuất khẩu không được hưởng lãi suất hỗ trợ đó, vì các DN sản xuất, xuất khẩu thủy sản chủ yếu vay bằng USD”.

DN cũng băn khoăn về mức lãi suất hiện tại của các ngân hàng. Chỉ khi có thông tin rõ ràng về lãi suất, DN mới có lựa chọn và quyết định, để chuyển sang vay Việt Nam đồng.

"Năm 2022 là thời điểm để các DN nỗ lực vượt qua khó khăn về lạm phát, phục hồi sản xuất, xuất khẩu khi có được cơ hội thị trường thuận lợi. Hết 6 tháng đầu năm doanh số thuỷ sản đã thu về 5,7 tỷ USD. Nếu ngành thuỷ sản xuất khẩu thuận buồm xuôi gió về mặt nguyên liệu cùng với sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả thì chắc chắn sẽ thu về trên 10 tỷ USD ngoại tệ trong năm nay. Vì vậy, DN ngành thủy sản rất mong được Ngân hàng Nhà nước cùng các tổ chức tín dụng truyền thông và hướng dẫn chi tiết cho DN để DN hiểu rõ và tận dụng được cơ chế này", bà Hằng nhấn mạnh.

Mỹ Hạnh (Theo Báo Doanh nghiệp)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Kế hoạch phát triển ngành tôm nước lợ bền vững năm 2025

 |  09:05 25/02/2025

(vasep.com.vn) Năm 2025, ngành tôm nước lợ của Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu bền vững và nâng cao giá trị gia tăng, với sự đóng góp quan trọng từ các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

‘Vực dậy’ ngành tôm: gợi ý từ mô hình công nghệ cao ở Bạc Liêu

 |  09:02 25/02/2025

Nhiều năm qua, ngành tôm Việt cứ loay hoay trong vòng xoáy “giá thành cao, cạnh tranh kém, xuất khẩu ì ạch”. Tôm công nghệ cao được thiết kế với “chi phí biến đổi và khấu hao thấp” đang gợi mở hướng đi cho ngành hàng chủ lực này ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi có diện tích và quy mô sản xuất lớn nhất nước.

Nhiều bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa

 |  08:51 25/02/2025

Ngày 24-2, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội phân bón Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường”.

Tháng 1/2025: CPTPP là khối thị trường nhập khẩu nhiều cá tra thứ 2 của Việt Nam

 |  08:47 25/02/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 đạt hơn 133 triệu USD giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, bảng xếp hạng top các thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam đã có sự điều chỉnh.

Ngư dân kiếm tiền triệu sau 1 đêm đánh bắt cá cơm

 |  08:36 25/02/2025

Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.

Mỹ đề xuất thu phí cảng 1 triệu đô la đối với các hãng tàu Trung Quốc

 |  11:12 24/02/2025

Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đề xuất thu phí mới lên đến 1 triệu đô la cho mỗi chuyến tàu ghé cảng ở Mỹ của các hãng vận tải biển của Trung Quốc. Các hãng không phải của Trung Quốc cũng đối mặt các mức phí cao mới khi ghé cảng của Mỹ nếu đội tàu của họ có bất kỳ tàu nào được đóng tại Trung Quốc.

Peru thắt chặt quy định đánh bắt mực khổng lồ, hướng tới đạt chứng nhận MSC

 |  09:05 24/02/2025

(vasep.com.vn) Chính phủ Peru đã ban hành một quy định mới nhằm bảo vệ ngư dân thủ công bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về tính bền vững của nghề đánh bắt mực ống lớn (pota) của Peru.

Hà Nam: Làm giàu nhờ nuôi cá “sông trong ao”

 |  09:01 24/02/2025

Đó là mô hình của Hợp tác xã (HTX) thủy sản “sông trong ao” Hải Đăng (xã Thanh Sơn, thị xã Kim Bảng). Từ diện tích nuôi trồng ban đầu 4,2 ha, với 4 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” tiên tiến, đến nay, quy mô sản xuất của HTX đã mở rộng trên 10 ha.

Thặng dư thương mại thủy sản của Trung Quốc tăng khi nhập khẩu giảm

 |  08:50 24/02/2025

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến hải sản Trung Quốc đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng vào năm 2024, ngay cả khi tiêu dùng trong nước suy yếu, giúp quốc gia này mở rộng thặng dư thương mại. Xuất khẩu tăng 0,5% lên 19,5 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 5,2% xuống 18,2 tỷ USD, đánh dấu sự thay đổi trong động lực thương mại của thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu hải quan, khối lượng nhập khẩu giảm 3,6% xuống 4,50 triệu tấn, trong khi xuất khẩu tăng vọt 12,4% lên 4,08 triệu tấn.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC