Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam-Chi Lê

Việt Nam - Chi Lê 08:28 21/06/2022
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê giai đoạn 2022 – 2027.

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt NamChi Lê

Bộ Tài chính cho biết, Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Chi Lê (Hiệp định VCFTA) được ký ngày 11/11/2011 tại Honolulu, Hoa Kỳ. Để thực thi Hiệp định VCFTA, Việt Nam cần ban hành các văn bản pháp lý trong đó có Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực thi Hiệp định theo từng giai đoạn.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Việt Nam – Chi Lê giai đoạn 2016 – 2018 theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2012 (Danh mục AHTN 2012) và Nghị định số 154/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Việt Nam – Chi Lê giai đoạn 2018 – 2022 theo Danh mục AHTN 2017. Bên cạnh đó, Nghị định số 154/2017/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2022.

Theo thông lệ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Danh mục HS) sẽ được sửa đổi 5 năm một lần để cập nhật theo xu hướng phát triển của thương mại. Danh mục AHTN 2022 được xây dựng trên nền Danh mục HS 2022 và áp dụng chung cho các nước ASEAN. Ngày 08/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Danh mục AHTN 2022. Để tiếp tục thực hiện cam kết thuế nhập khẩu trong Hiệp định VCFTA và tuân thủ các cam kết quốc tế, Việt Nam cần ban hành Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn tiếp theo (2022- 2027), thống nhất với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo AHTN 2022.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.480 dòng thuế

Theo dự thảo, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với 11.480 dòng thuế, trong đó có 11.360 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 120 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Về mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Thuế suất trung bình các dòng cam kết tại năm 2022 là 4,44%; 2023 là 3,71%; năm 2024 là 2,12%; năm 2025 là 2,03%; năm 2026 là 1,94%; năm 2027 là 1,84%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan thuộc các nhóm: 04.07 (trứng gia cầm), 17.01 (đường), 24.01 (lá thuốc lá) và 25.01 (muối) là mức thuế suất trong hạn ngạch.

Điều kiện áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VCFTA gồm: Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các lãnh thổ Cộng hòa Chi Lê và hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hoá và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định của Hiệp định VCFTA.

Mỹ Hạnh (Theo Báo Chính Phủ)

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thị trường tôm hùm Trung Quốc: Canada mất thị phần, Việt Nam tăng nguồn cung gấp 9 lần

 |  08:27 03/04/2025

Ngành công nghiệp tôm hùm của Canada đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do thuế quan tăng, dẫn đến mất thị phần tại Trung Quốc. Sự suy giảm này dự kiến ​​sẽ được bù đắp bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và New Zealand.

Nhà máy chế biến cá rô phi công suất 200 tấn/ngày vừa khởi công tại Sóc Trăng

 |  08:23 03/04/2025

Cá rô phi đã trở thành một trong những loại cá trắng được ưa chuộng nhất trên thế giới, nhờ giá thành hợp lý, dễ chế biến và nguồn cung dồi dào. Lần đầu tiên, tỉnh Sóc Trăng xây dựng nhà máy chế biến cá rô phi xuất khẩu, đánh dấu bước tiến mới trong đa dạng hóa ngành thủy sản. Đây được xem là hướng đi tiềm năng bên cạnh thế mạnh nuôi tôm của địa phương.

Mỹ du ký (Bài 4) - Tự do và bảo hộ

 |  08:23 03/04/2025

Chính phủ ta đã ký nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương. Qua đó các DN có cơ hội tiếp cận thị trường và có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm tương đồng từ các quốc gia chưa có FTA. Nhìn con tôm thấy điểm này rõ nét, khoảng năm 2017 tôm chế biến Thái Lan chiếm lĩnh thị trường EU. Ngay sau đó quốc gia họ mất ưu đãi thuế quan tại đây và năm 2020 nước ta có EVFTA. Từ năm 2017 tôm ta soán dần vị trí tôm Thái và năm năm qua tôm ta đã cơ bản chiếm lĩnh phân khúc tôm chế biến sâu, góp phần để tôm ta chiếm vị trí thứ hai về sản lượng ở đây, sau tôm Ecuador.

Tổng thống Trump áp dụng thuế quan tương hỗ: Bước ngoặt trong chính sách thương mại Mỹ

 |  16:00 02/04/2025

(vasep.com.vn) Hoa Kỳ có một số mức thuế quan thấp nhất thế giới. Trump hiện đang đe dọa sẽ đảo ngược điều đó bằng các mức thuế quan có đi có lại, dự kiến có hiệu lực vào ngày 2/4/2025.

Cá “SWAI” vào WALMART (phần 2): những tiêu chuẩn sản phẩm

 |  10:02 02/04/2025

Về kích cỡ (size), trọng lượng mỗi miếng fillet 120-170g (4-6oz), hoặc 170-220g (6-8oz). Đóng gói túi hút chân không (vacuum), có zip kéo. Trên bao bì luôn ghi rõ: Giá trị dinh dưỡng (Nutrition facts); Thành phần (Ingredients); và Hướng dẫn sử dụng (Instructions)

Xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang Mỹ: Cuộc chiến cạnh tranh để giành thị phần

 |  08:56 02/04/2025

(vasep.com.vn) Cá rô phi là 1 trong những loài cá thịt trắng hàng đầu được người tiêu dùng tại Mỹ ưa thích. Mỹ đồng thời là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm cá rô phi, trong khi đó Trung Quốc là nước sản xuất và XK lớn nhất. Tuy nhiên, với chính sách mới của Chính quyền Trump, các sản phẩm XK của Trung Quốc, trong đó có cá rô phi phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho các nước XK khác, trong đó có Việt Nam.

Thức ăn nuôi tôm: chìa khóa thành công và hành trang cho sự phát triển bền vững

 |  08:54 02/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với thức ăn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo năng suất, giảm chi phí sản xuất, duy trì sức khỏe tôm và bảo vệ môi trường. Từ thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp đến các giải pháp sinh học thân thiện môi trường, ngành thức ăn nuôi tôm đang không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Thực phẩm Sao Ta (FMC): Chủ động đối phó các rủi ro, dự kiến chia cổ tức 2024 - 2025 ở mức 20%

 |  08:41 02/04/2025

Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) đặt mục tiêu năm nay sẽ tiêu thụ 22.000 tấn tôm và cho biết đã có chiến lược chủ động ứng phó rủi ro từ các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường Mỹ.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sang Mỹ

 |  08:38 02/04/2025

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ đang ngày càng trở nên phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ phải đối mặt với áp lực từ những thay đổi thuế quan của Mỹ, nhiều doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định mới và tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP