Cuộc chơi thuế quan toàn cầu: Việt Nam – Ấn Độ – Ecuador và những bước đi chiến lược

Xuất nhập khẩu 08:42 14/04/2025 Kim Thu
(vasep.com.vn) Rạng sáng 10/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả các đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, trong khi mức thuế quan áp với Trung Quốc được nâng lên 125%. Các quốc gia trước đây phải chịu mức thuế quan cao hơn 10% sẽ được giảm tạm thời xuống còn 10% trong 90 ngày.

Chú thích ảnh

 

Trong bối cảnh này, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ leo thang. Diễn biến này có thể vẽ ra kịch bản về sự tái định hình dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tôm Trung Quốc bị chặn đường vào Mỹ, trong khi nhu cầu tiêu dùng tại đây vẫn ổn định. DN tôm Việt có thể gia tăng thị phần bằng các sản phẩm giá trị gia tăng và đảm bảo đúng chuẩn về tiêu chuẩn xuất xứ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là áp lực lớn về cạnh tranh giá.

Thách thức cũng gia tăng khi Trung Quốc có khả năng chuyển hướng xuất khẩu tôm sang các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và ASEAN – đây đều là những điểm đến của tôm Việt Nam hiện tại. Ngoài ra, nguy cơ hàng Trung Quốc gắn mác “Made in Vietnam” để né thuế Mỹ cũng hiện hữu, đặt ngành vào thế bị giám sát chặt chẽ hơn từ Hải quan Mỹ.

Động thái từ các nguồn cung tôm lớn cho Mỹ

​Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới, Ấn Độ đã phản ứng thận trọng. Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết họ đang xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa và cơ hội từ các biện pháp thuế mới của Mỹ và nhận định rằng mức thuế áp lên Ấn Độ sẽ gây tổn hại đến nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của nước này.

Chính phủ Ấn Độ cũng có những biện pháp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản và doanh nghiệp XK thủy của nước này. Tuy vậy, đối với ngành tôm, Ấn Độ cũng tự tin về khả năng cung ứng tôm giá trị gia tăng sang các ngành bán lẻ, phân phối và siêu thị của Hoa Kỳ mà Ecuador hay các đối thủ khác chưa thay thế được.

Các công ty tôm của Ấn Độ cũng cho biết họ có nhận được một vài sự chia sẻ từ phía khách hàng Mỹ rằng sẵn sàng chia sẻ chi phí do mức thuế quan mới gây ra. Ngoài XK sang các khu vực như Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, hiện các DN tôm Ấn Độ cũng đang tìm cách mở rộng cơ sở xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga và Canada để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.

Sau thông báo thuế từ Mỹ, Ecuador đã tuyên bố tạm thời giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tôm của Mỹ xuống 0%. Đây được coi là bước đi phòng ngừa để duy trì quan hệ thương mại thuận lợi với Hoa Kỳ trong bối cảnh các chính sách thay đổi dưới ảnh hưởng của tổng thống Donald Trump đối với các quy định thương mại. 

Việc giảm thuế áp dụng cho nhiều phân loại sản phẩm tôm, được phân loại theo mã thuế 0306.17 của Ecuador, trước đây có mức thuế nhập khẩu là 30%.

Bao gồm tôm nguyên con, đuôi tôm lột vỏ và các sản phẩm khác. Mức thuế suất 0% mới sẽ vẫn có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2025.

Ecuador vẫn lạc quan về tiềm năng đạt được một thỏa thuận thương mại và dự kiến tiếp tục làm việc với Hoa Kỳ để tìm ra giải pháp. Ngay cả trước khi áp dụng thuế quan, Ecuador đã làm việc với cả khu vực công và tư nhân để cải thiện quan hệ thương mại và điều kiện thuế quan với Hoa Kỳ, đối tác thương mại lớn nhất của Ecuador. 

Thái Lan sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ, đồng thời giảm một số loại thuế đang ở mức cao và tháo gỡ các rào cản phi thuế quan, Bộ Tài chính Thái Lan tuyên bố ngày 8/4/2025. Thái Lan sẽ nỗ lực cân bằng cán cân thương mại với Mỹ trong vòng 10 năm tới.

Các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn tìm kiếm những thị trường mới và đẩy nhanh các thỏa thuận thương mại để giảm thiểu tác động. Chính phủ nước này khẳng định sẽ có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới. 

Chính phủ cho biết sẽ đẩy mạnh nhập khẩu từ Mỹ các mặt hàng như ngô, đậu tương, dầu thô, ethane, khí tự nhiên hóa lỏng, ô tô, linh kiện điện tử và máy bay. Ngoài ra, họ cũng sẽ xem xét lại quy định nhập khẩu thịt heo từ Mỹ.

Chính phủ Indonesia cũng đang cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng và xây dựng một chiến lược thống nhất nhằm giải quyết vấn đề thuế quan của Hoa Kỳ. Một phần của kế hoạch đó sẽ là chuyển hướng sang châu Âu như một giải pháp thay thế cho Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Mỹ tạm hoãn thuế: Thời gian để DN củng cố năng lực và thích ứng

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày, trong đó có Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã “tạm thở phào”. Tuy nhiên, khoảng lặng này không đồng nghĩa với sự an toàn tuyệt đối, mà là thời gian để tái cơ cấu chiến lược và chuẩn bị ứng phó với những kịch bản khó lường phía trước. Doanh nghiệp ta cần cân nhắc:

Tăng cường kiểm soát xuất xứ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan Mỹ để ngăn chặn hành vi gian lận thương mại;

Chủ động giảm giá thành sản phẩm: Rà soát toàn bộ chi phí đầu vào, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi – vốn chiếm 60-70% giá thành. Tận dụng cơ hội hợp tác với các DN trong nước để phát triển nguồn vật tư nội địa.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Đẩy mạnh khai thác các FTA như EVFTA, CPTPP, RCEP để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Tăng sự hiện diện tại châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Đông.

Tăng năng lực dự trữ: Đầu tư mở rộng hệ thống kho lạnh và kho bãi, giúp linh hoạt trong điều phối xuất khẩu khi thị trường biến động.

Chuẩn hóa sản phẩm – kỹ thuật: Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, tránh nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại.

Củng cố nội lực – xây dựng chiến lược dài hạn: Không chỉ “chống đỡ” trước rủi ro ngắn hạn, mà cần chuẩn bị dài hơi để thích ứng với một trật tự thương mại mới, mà chủ nghĩa bảo hộ đang được nhiều nước áp dụng.

Đầu tư chế biến sâu và xây dựng thương hiệu “Tôm Việt” gắn với chất lượng, bền vững và minh bạch.

Mặc dù quyết định tạm hoãn áp thuế đối ứng từ phía Mỹ giúp doanh nghiệp xuất khẩu "tạm thở phào", song thực tế cho thấy các rủi ro vẫn tiềm ẩn và nguy cơ về phòng vệ thương mại vẫn còn hiện hữu.

Các doanh nghiệp bước vào giai đoạn điều chỉnh chiến lược, củng cố nội lực và tái cấu trúc hoạt động. Tuy nhiên, sức ép về chi phí, kỹ thuật và thị trường là rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nội khối gia tăng và thị trường Mỹ dần thu hẹp.

Để vượt qua thách thức, cộng đồng doanh nghiệp mong chờ kết quả tích cực từ cuộc đàm phán của Chính phủ Việt Nam với Mỹ. Đồng thời mong muốn nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, các bộ ngành về các chính sách cụ thể hỗ trợ về quy định, tài chính, thuế, logistics…

TIN MỚI CẬP NHẬT

Xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng mạnh trong năm 2024, giá phục hồi trong tháng 1

 |  09:03 24/04/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024 ghi nhận sự phục hồi ấn tượng của ngành tôm Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tăng hai chữ số, đạt gần 600.000 tấn – mức cao nhất kể từ năm 2021. Theo dữ liệu thương mại mới công bố, xuất khẩu tôm của Ấn Độ tăng 14% về khối lượng và 11% về giá trị, tương đương gần 4,12 tỷ USD, giúp quốc gia này vượt Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

ASC mở rộng chiến dịch Bắc Mỹ để nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn

 |  08:59 24/04/2025

(vasep.com.vn) Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) đã mở rộng chiến dịch tiếp thị tại Bắc Mỹ với khẩu hiệu “Sea Green. Be Green” nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nhãn hiệu ASC.

Mỹ: Doanh số bán lẻ thủy sản tăng trong tháng 3/2025

 |  08:56 24/04/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới nhất do 210 Analytics công bố, doanh số bán lẻ thủy sản có thể đã giảm vào tháng 2, nhưng đã tăng trở lại vào tháng 3 nhờ một số yếu tố, bao gồm mùa Chay bắt đầu và lo ngại về chiến tranh thương mại.

Ấn Độ: Thuế mới của Mỹ ảnh hưởng nặng nề đến ngành tôm

 |  08:54 24/04/2025

(vasep.com.vn) Thuế quan mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,5 tỷ USD của Ấn Độ, trong đó tôm chiếm 92%, đồng thời tạo cơ hội cho đối thủ Ecuador mở rộng thị phần tôm tại Mỹ.

Lào lần đầu tiên xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc

 |  09:02 23/04/2025

(vasep.com.vn) Lần đầu tiên, quốc gia không giáp biển Lào đã vận chuyển cá tra nuôi sang Trung Quốc.

Tây Ban Nha: Ngành cá kêu gọi biện pháp khẩn cấp trước thuế quan mới của Hoa Kỳ

 |  09:00 23/04/2025

(vasep.com.vn) Ngành cá Tây Ban Nha kêu gọi biện pháp khẩn cấp đối phó thuế 20% từ Mỹ, lo ngại ảnh hưởng xuất khẩu và việc làm. Cepesca đề xuất giảm thuế, mở rộng thị trường, cắt giảm quan liêu, hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập khẩu.

Nguồn cung hạn chế và rủi ro thuế quan tạo tâm lý lạc quan trên thị trường bạch tuộc

 |  08:55 23/04/2025

(vasep.com.vn) Tâm lý thị trường bạch tuộc toàn cầu đang ổn định bất chấp những biến động về thuế quan và nguồn cung. Ngoại trừ giá sản phẩm bạch tuộc từ Indonesia có biến động, các thị trường khác đều giữ mức giá tương đối ổn định.

Trump công bố loạt sắc lệnh nhằm thúc đẩy ngành thủy sản Hoa Kỳ

 |  08:41 23/04/2025

(vasep.com.vn) Donald Trump vừa ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản Hoa Kỳ, trong một buổi lễ có sự tham dự của các đại diện ngành đánh bắt cá. Các sắc lệnh nhắm đến việc nới lỏng quy định trong nước, mở rộng khu vực khai thác và siết chặt kiểm soát đối với thủy sản nhập khẩu.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025

 |  08:35 23/04/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Nga: Sản lượng thức ăn thủy sản dự kiến tăng năm nay

 |  08:52 22/04/2025

(vasep.com.vn) Theo Alexei Nikolayev, sản lượng thức ăn cho cá của Nga ước tính đạt 100.000 tấn vào năm 2024, tăng gấp đôi so với mức 48.300 tấn vào năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP