COVID-19 và xuất khẩu tôm năm 2021: Tranh thủ lợi thế so với đối thủ

Xuất nhập khẩu 08:30 06/01/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Năm 2020, ngành tôm Việt Nam được cho là đã tìm được “cơ trong nguy”, đạt được các kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh khó khăn không ít. Tính tới tháng 11 năm nay, XK tôm đạt 3,4 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhìn lại XK tôm năm 2020

Về sản xuất, trong các tháng đầu năm 2020, việc triển khai sản xuất tôm gặp khó khăn do dịch Covid-19 kèm theo tình hình xâm nhập mặn tại các vùng nuôi chủ lực, dẫn đến sản lượng tôm nước lợ, đặc biệt là tôm sú bị sụt giảm. Đến các tháng cuối năm 2020, tình hình sản xuất tôm nước lợ đã có sự phục hồi khi tình hình dịch bệnh được khống chế, việc XK mặt hàng tôm nước lợ được khôi phục, dịch bệnh trên tôm nuôi được kiểm soát, đã giúp cho sản lượng tôm nước lợ tăng trưởng khá. Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020, sản lượng tôm sú ước đạt 267,7 nghìn tấn, tăng 1%; tôm chân trắng ước đạt 632,3 nghìn tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ.

Về XK, trong năm nay, XK tôm Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định ở thị trường Mỹ và các thị trường nhỏ hơn như Anh, Canada và Australia. XK sang các thị trường như Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tăng trưởng nhẹ. Đặc biệt, tại thị trường Mỹ, mặc dù dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nhưng nhu cầu tiêu thụ tôm tại phân khúc bán lẻ vẫn tăng, nhu cầu NK tôm của Mỹ từ Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.

Năm 2020, các DN XK Việt Nam đã tích cực, chủ động xoay chuyển thị trường, tận dụng cơ hội từ những thay đổi tạo ra trên thị trường do dịch bệnh Covid-19, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khác nhau.

Tranh thủ lợi thế năm 2021

So với các nước đối thủ, Việt Nam có lợi thế hơn do kiểm soát tốt hơn dịch bệnh Covid-19, các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU, Trung Quốc ưu tiên chọn mua tôm của Việt Nam. Trong khi các nước sản xuất tôm chính như Ấn Độ, Ecuador, Thái Lan…đều phải chịu những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 như sản xuất, vận chuyển hàng hóa đình trệ, giá tôm giảm khiến hoạt động thả nuôi chậm, sản lượng tôm giảm.

Tại Ấn Độ, năm nay, các trại nuôi tôm phải đối mặt với bệnh vi bào tử trùng (EHP) và bệnh phân trắng, bệnh này khiến tôm giảm tốc độ tăng trưởng và tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn. Hai bệnh này cùng với virus đốm trắng và dịch bệnh Covid-19 làm giảm lợi nhuận và năng suất, mật độ thả nuôi, tỷ lệ sống và giảm 50% tỷ lệ thành công tại các trại nuôi.

Về XK tôm, XK tôm Ấn Độ sang Trung Quốc giảm 40% trong 10 tháng đầu năm nay khiến ngành tôm Ấn Độ thua lỗ từ 1,2 tỷ USD - 1,3 tỷ USD trong năm 2020.

Giá tôm Ấn Độ giảm 30% - 40% trong đợt phong tỏa phòng Covid đợt đầu tiên trong tháng 3 và 4/2020, tiếp đó ngành tôm Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu lao động trong các nhà máy chế biến trên cả nước và thiếu tôm giống hồi tháng 5/2020. Các vấn đề này khiến sản xuất tôm Ấn Độ giảm 25% trong năm 2020.

XK tôm Ấn Độ sang Mỹ trong năm 2020 cũng không bằng năm ngoái với thị phần giảm. Dịch Covid-19 khiến hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nguồn cung và giá tôm nguyên liệu của Ấn Độ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, Ấn Độ là nước đứng thứ hai thế giới sau Mỹ về số ca nhiễm Covid-19 và sẽ phải mất một thời gian để khôi phục XK mạnh trở lại thị trường Mỹ.

Tại Ecuador, nước cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc, vẫn chịu những ảnh hưởng nặng nề do Trung Quốc giảm NK. Trung Quốc phát hiện coronavirus trên lô tôm đông lạnh NK từ Ecuador trong tháng 7/2020, khiến 3 công ty XK tôm lớn nhất của Ecuador bị đình chỉ tạm thời XK sang thị trường Trung Quốc. Các công ty XK tôm khác của Ecuador sau đó cũng giảm XK sang Trung Quốc vì họ lo ngại hàng sẽ bị dồn ứ lâu tại biên giới hoặc bị trả về trong khi nhu cầu NK của Trung Quốc đối với tôm Ecuador cũng giảm mạnh.

Tháng 11/2020, Ecuador cung cấp 14.800 tấn tôm cho Trung Quốc, giảm 57% so với cùng kỳ trong khi giá trị XK đạt 71 triệu USD, giảm 65%. Trong tháng 6/2020, trước khi Trung Quốc phát hiện ra coronavirus trên tôm Ecuador, Trung Quốc NK với mức cao kỷ lục hàng tháng với 50.000 tấn tôm nước ấm từ Ecuador, trị giá 266 triệu USD.

Còn tại Thái Lan, hôm 19/12/2020, nước này đã buộc phải phong tỏa tỉnh Samut Sakhon, một tỉnh ở miền Tây Nam nước này và là trung tâm của ngành thủy sản quốc gia với hàng nghìn công nhân nhập cư, sau khi ổ dịch Covid-19 bùng phát ở chợ tôm của tỉnh này. Ngày 20/12/2020, Thái Lan bắt đầu tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho hàng chục nghìn người và truy tìm dấu vết những người liên quan.

Somsak Paneetatyasai, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, cho biết đợt bùng phát dịch bệnh này là tin xấu đối với XK tôm nước này vì có tới 30% tôm của nước này đến từ Samut Sakhon.

Ông Somsak dự báo, XK tôm của Thái Lan năm nay sẽ giảm 14%, chỉ đạt 150.000 tấn, với trị giá giảm 21% xuống 44 tỷ bạt, chủ yếu do đại dịch Covid-19 và đồng bath tăng giá.

Theo ông Somsak, đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất này đã làm suy giảm nghiêm trọng nhu cầu tôm đúng vào dịp Giáng sinh và Năm mới, giữa bối cảnh ngành du lịch năm nay vô cùng ảm đạm do dịch Covid-19.

Trong khi các nguồn cung đối thủ gặp khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 và tình hình được dự báo chưa thể khả quan hơn cho tới quý I/2021. XK tôm Việt Nam nếu đảm bảo tốt khâu nuôi trồng, chế biến thì sẽ tiếp tục đạt được các mốc tăng trưởng trong năm 2021. Vaccine phòng Covid ra đời cùng với lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang được DN tận dụng sẽ là động lực cho hoạt động XK tôm năm 2021.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Danh sách Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc, cập nhật 6/7/2023

 |  11:33 02/05/2024

Danh sách Doanh nghiệp Thủy sản Việt Nam được phép XK vào Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cập nhật ngày 6/7/2023

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC